Nguyễn Gia Trí (1908-1993)
Nguyễn
Gia Trí sinh năm 1908, là hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, nhà hí hoạ Việt Nam, quê ở huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông. Sinh ra trong gia đình Nguyễn Gia nức tiếng, anh ruột
là Nguyễn Gia Tường một nhà giáo dục dậy trường Bưởi, rất được nể trọng, em
trai là Nguyễn Gia Đức, kiến trúc sư hàng đầu. Ông là một trong những hoạ sĩ
tiên phong có những đóng góp to lớn cho việc phát triển nền mỹ thuật Việt Nam
hiện đại, thế kỉ 20. Cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần văn Cẩn họp
thành “bộ bốn” đầu tiên của mỹ thuật nước nhà (nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ
Cẩn).
Tốt
nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, do Pháp thành lập, năm 1936, khóa
VII, ông được mệnh danh là "người cha đẻ tranh sơn mài cách tân Việt
Nam". Ông đã thành công vang dội việc chuyển thể những bức tranh sơn mỹ
nghệ thành những bức tranh sơn mài nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam.
Nguyễn Gia Trí đi đầu trong việc tạo
ra một khuynh hướng nghệ thuật hội họa mới, với những đường nét sang trọng và
những tư tưởng mới, trong khi sử dụng sơn ta, một chất liệu cũ buồn tẻ, ông
chuyển thành sơn mài, tạo ra một chất liệu biến hóa lạ lùng mê hoặc, chưa ai dám
mơ đạt tới. Khám phá ra những chất tạo mầu lạ lùng từ thiên nhiên như vỏ trứng
thành màu trắng, bột vàng ra màu vàng vương giả với nghệ thuật mài bằng vỏ con
mực… Đồng thời ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài, trong
khi sử dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ Tây phương, ông đã sáng tạo được
những bức họa hiện đại mà huyễn hoặc, mang đầy dân tộc tính. "Tôi
làm sơn mài từ khi nó mới có, nên tuổi của tôi cùng tuổi với sơn mài. Tôi sống
với nó như cá sống với nước nên không biết mình sống nữa". Đó là lời họa si Nguyễn Gia Trí nói với họa
si trẻ Nguyễn Xuân Việt, người mà ông nhận làm đệ tử vào những năm cuối đời.(theo
Họa sĩ Nguyễn gia Trí nói về sáng tạo, Nguyễn Xuân Việt, nxb Văn hoc.1998)
Nguyễn Gia Trí còn nổi tiếng trong
nghệ thuật minh họa cả biếm họa, sách báo, từ những ngày còn trẻ với những nét
rõ chất hiện thực. Từ những năm 1936 sau khi tốt nghiệp trường Mỹ thuật, ông làm việc cho báo Ngày Nay, trong toà soạn
làm hoạ sĩ chính, minh hoạ tờ báo, cũng
như các tiểu thuyết, … biếm hoạ các nhân vật xã hội nhất là các quan lại và dân
biểu chỉ biết gật. Ông dùng bút danh
Rigt (hoán chuyển các chữ cái của gtri (Gia Tri) ) khi vẽ những tranh châm biếm
chính trị diễu nhại đám quan lại An Nam, hại dân hại nước, phong kiến, ăn trên
ngồi trước, bóc lột dân nghèo, chúng là tay sai của thực dân Pháp . Đôi khi ông
dám chỉ mặt tố cáo thực dân hành hạ bóc lột dân chúng với biết bao sưu cao thuế
nặng, như bức tranh vẽ một bà nhà quê VN, quần áo vá chằng vá đụp, gánh con và
chổi cùn rế rách trong nhà tất tưởi đi, gập một bà đầm béo tốt là phóng viên
Pháp hỏi :” Đi đâu mà vội vàng thế?”. Bà nhà quê VN, rách nát trả lời:”Thưa bà
đầm, con đi đóng thuế” Ngày Nay số 59, 1937:
Bức tranh Lý Toét “Mẫu quốc” của
Rigt Nguyễn Gia Trí, Ngày Nay số 110, năm 1938, ngang nhiên chửi thực dân, (mẫu
quốc =nước mẹ) mà người Pháp không hiểu nổi, đã làm tất cả mọi người Việt Nam
xem được, phải hả dạ mà cười:
1941 ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà
nội nhiều lần dù được nhiều thân chủ mê tranh can thiệp, tới 1943 bị an trí chỉ
định tại Thủ Đầu Một, có lẽ tại đây có nhiều xưởng sơn mài chăng?
Những năm 1960 - 1970, ông nghiêng
về xu hướng trừu tượng. Nhưng tới cuối đời, ông trở lại với thế giới vườn xuân,
thiếu nữ… như thực như ảo của những năm 40, như bức tranh Bắc, Trung, Nam. Ông
cũng là nhà đồ hoạ nổi tiếng với những tranh khắc gỗ màu, ậm màu sắc dân gian.
Nhiều tác phẩm của ông có thể được xem tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
và Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Họa
sư Nguyễn Gia Trí kết hôn năm 1955 tại Sài Gòn với cô Nguyễn Thị Kim, em họ vợ
họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường, người vẽ kiểu cho chiếc áo dài Việt Nam hiện đại,
từ chiếu áo cổ điển ngày xưa. Hai ông bà không có con, chỉ có một con trai
nuôi. Bà là người vợ hiền Việt Nam mẫu mực, cả đời chăm lo cho sự nghiệp của chồng.
Danh hoạ Nguyễn Gia Trí từ trần ngày
20/6/1993 tại Saigon. Hưởng thọ 85 tuổi.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia
Trí đã được chỉ định là Bảo vật Quốc Gia. Vì thế, những tác phẩm của ông đã
không được phép rời khỏi Việt Nam. Dưới đây xin giới thiệu một vài bức:
Bên đầm sen - Gia Trí |
Binh phong vẽ vườn xuân và thiếu nữ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét