Thư Saigon 10/2013
Trời vào thu bên các xứ Âu châu và Bắc Mỹ. Bạn bè bên đó rạo rực với lá vàng và cơn se lạnh, mang ý nghĩa đặc biệt với những người tha hương ghi dấu năm tháng trôi qua mỗi khi đất trời thay đổi cuối hạ, lúc cái nóng quen thuộc giống như quê hương ngày nào nhường chỗ cho mùa thu xứ người, thật sự gợi nhớ niềm xa xứ khi bóc lịch hàng năm.
Trời vào thu bên các xứ Âu châu và Bắc Mỹ. Bạn bè bên đó rạo rực với lá vàng và cơn se lạnh, mang ý nghĩa đặc biệt với những người tha hương ghi dấu năm tháng trôi qua mỗi khi đất trời thay đổi cuối hạ, lúc cái nóng quen thuộc giống như quê hương ngày nào nhường chỗ cho mùa thu xứ người, thật sự gợi nhớ niềm xa xứ khi bóc lịch hàng năm.
Các bạn
làm báo Đất Lạnh còn say sưa với không khí Retrouvailles 2013 và những trang
báo mạng mầu sắc tuyệt đẹp cùng tâm sự đầy ắp những kỷ niệm đi học xa xưa, muốn
tiếp tục công việc với cả…bốn mùa, kêu gọi người viết tứ xứ mở đầu đóng góp từ
mùa thu này.
Nhận được
thư nhắc nhở thường xuyên, nhất là các dòng email thường trực với các đoạn để gợi
cảm hứng viết của anh Đỗ Đức Viên, người viết vẫn cứ băn khoăn. Vì Saigon thật
sự không có mùa thu,
như đã kể cho anh Viên và các bạn chủ biên ĐL.
Anh Viên còn gửi cho hai bài hát về Thu Saigon và Chiều Thu
Tango Saigon, nhưng vẫn không quên nhắc nhở đây chỉ là ammunitions (tiếp đạn)
cho bài "Saigon Không Có Mùa Thu" mà tác giả “nên viết sớm” và “không
có quyền thay đổi cái titre hấp dẫn đó”!
Thật sự tiếng hát da diết của cô ca sĩ Hồng Anh "Ai bảo Saigon không có mùa thu" cũng không làm thay đổi được cảm quan của người viết từ đầu, lúc chọn tên bài viết này để góp mặt với số Đất Lạnh Mùa Thu 2013, nơi góp mặt các cảm tác về mùa thu ở nhiều miền trên thế giới.
Người viết được mời dự một buổi hội thảo đã ra Huế vào buổi sáng cuối tháng 9 tuần trước, lúc trời đất mát dịu với những cơn gió heo may sau cơn mưa như ở Saigon, để thử cảm tưởng của mình về mùa thu ra sao. Thả bộ trên cầu Trường tiền (như trong ảnh dưới đây trích từ trên mạng của VOV), thật sự người viết vẫn có chung cảm tưởng như đang ở Saigon vào cuối mùa mưa (cuối tháng 9 sang tháng 10), vẫn không thể gọi đây là mùa thu như tác giả đã sống ở Hà nội bên mình hay những thành phố miền Đông Bắc Mỹ như Québec, Wash D.C., hay Paris, Londres...bên trời Âu.
Thật sự tiếng hát da diết của cô ca sĩ Hồng Anh "Ai bảo Saigon không có mùa thu" cũng không làm thay đổi được cảm quan của người viết từ đầu, lúc chọn tên bài viết này để góp mặt với số Đất Lạnh Mùa Thu 2013, nơi góp mặt các cảm tác về mùa thu ở nhiều miền trên thế giới.
Người viết được mời dự một buổi hội thảo đã ra Huế vào buổi sáng cuối tháng 9 tuần trước, lúc trời đất mát dịu với những cơn gió heo may sau cơn mưa như ở Saigon, để thử cảm tưởng của mình về mùa thu ra sao. Thả bộ trên cầu Trường tiền (như trong ảnh dưới đây trích từ trên mạng của VOV), thật sự người viết vẫn có chung cảm tưởng như đang ở Saigon vào cuối mùa mưa (cuối tháng 9 sang tháng 10), vẫn không thể gọi đây là mùa thu như tác giả đã sống ở Hà nội bên mình hay những thành phố miền Đông Bắc Mỹ như Québec, Wash D.C., hay Paris, Londres...bên trời Âu.
Hai tiêu chuẩn cho mùa thu phải là những cơn gió heo may
lạnh và rừng lá vàng rơi rụng, mà cả Huế và Saigon đều thiếu.
Saigon
chỉ đang vào cuối mùa mưa với các cơn mưa dài làm trắng xoá những con đường, ngập
lụt các khu phố nghèo, làm rụng cả rừng lá chỉ còn để lại các hàng cây trơ trụi
bên đường, gây nên một nét đặc sắc cũng khá hữu tình cho kẻ làm thơ viết văn.
Nhất là
cho người trẻ tuổi một thời đã từng lê mòn gót giày, dìu cô bạn gái nhỏ trên đường
phố cũ Nguyễn Du vào một chiều mưa tạnh, tâm tư tràn đầy tình yêu mới chớm nở,
đón dòng nước từ những hàng me lúc cơn gió làm xao động các hàng lá. Khách
giang hồ thuở học trò chỉ đi xong con đường đó cho đủ ướt đầu là xong một bài
thơ, chờ thứ hai đến trường tặng em với bao xôn xao chờ đợi...
Hay
trên đường cũ Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn lối vào trường Trưng Vương, tìm khuôn mặt
quen thuộc nổi tiếng của những Minh Phượng, Minh Ngọc, Kim Tâm, Minh Hà…cho cảm
hứng buổi tối để viết báo Tết mùa xuân cho trường mình…
Hay như
lời kể của anh bạn cựu sinh viên Saigon từ Laval, nhớ lại Saigon vào đầu thập
niên 70 với khuôn viên trường Dược cũ của mình, nằm trên đường Cường Để gần đại
lộ Thống Nhất, còn thổn thức với những khuôn mặt cũ như Băng Sương, Giáng Ngọc,
Vân Thúy, Tuyết Mai, là bốn “kiều nữ“ hoa khôi của năm thứ nhất Dược Khoa.
Rồi những
ngày trở về thăm nhà ở Saigon, buổi trưa nắng cùng người bạn tìm về những hiệu
cơm tây bình dân ở khu chợ Cũ. Những Tài Nam, Thiên Nam với món gà quay vàng và
cơm chiên màu đỏ cam gợi nhớ thời học sinh nghèo luôn thèm được lui tới những
hiệu này. Đang ăn thì cơn mưa vũ bão đổ ập xuống thành phố.
Người lữ thứ tiếp tục
đi dọc theo những con đường mưa tạnh trong mơ màng, sống lại bao khoảnh khắc của
một thời xa xưa. Saigon ở những con đường ngập lá, tương đối ít xe cộ như Phùng
Khắc Khoan, Hồ Xuân Hương, hay Tú Xương… vẫn mang cảnh sắc thơ mộng như những
ngày tháng cũ.
Nhiều
người cứ tạm ví đây là mùa thu Saigon sau những cơn mưa dài cuối mùa hè, nhưng
người viết vẫn cố phủ nhận vì không tìm thấy cùng hình ảnh mùa thu ở đây như ở
Hà Nội hay các nước Âu Mỹ vào đầu tháng 10.
Nhưng
buổi sáng nay thức dậy sớm ở Saigon, mở máy computer đọc Đất Lạnh có bộ mặt mới
Mùa Thu tuyệt đẹp và lãng mạn, khiến người đọc thường đi bộ dưới những hàng me
ướt lá của Saigon vẫn phải nghĩ đến rừng lá phong Québec.
Ôi những tình yêu nhẹ nhàng phớt màu vàng cam của lá như trong chớm thu ngày nào, làm lòng còn rưng rưng dù tóc đã điểm bạc sau 30-40 năm!
Ôi những tình yêu nhẹ nhàng phớt màu vàng cam của lá như trong chớm thu ngày nào, làm lòng còn rưng rưng dù tóc đã điểm bạc sau 30-40 năm!
Có
chăng chút ý nghĩ từ Saigon lúc này là nhớ về mùa thu Québec trong tâm tưởng.
Những ngày đầu nhập học Laval còn bỡ ngỡ xôn xao vì đất lạ người lạ. Buổi họp mặt
ấm cúng đầu tiên là đêm văn nghệ Tết ở Pavillion Pollack với ban nhạc Vinh-Đỉnh-Kỷ
và tiếng hát ấm Trần Thanh Toàn khó quên trong Nhìn Những Mùa Thu Đi, đã là gợi
nhớ thường trực cho người viết về những ngày du học Canada và mùa thu Québec.
Nếu thư
này sang đến Québec vào đúng ngày bắt đầu của mùa thu, thì nó là thư cho những
người bạn cũ và chút tâm tưởng cho một thành phố thân yêu ghi dấu thời gian du
học êm đềm với bao lý tưởng hoài bão cho tương lai. Những dòng về Saigon mùa
mưa cũng để gợi nhớ cho các bạn về một thời xưa cũ, là chút đền bù cho người viết
khi phải xa cảnh mùa thu thật sự của các bạn nơi xứ người.
(Tặng Trần Thanh Toàn và Nguyễn Đình Cường)
(Tặng Trần Thanh Toàn và Nguyễn Đình Cường)