Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Nhìn chiếc lá rơi

Ngoài trời, gió đã bắt đầu se lạnh. Có những ngày mây xám, lơ lửng, như chẳng buồn bay. Mưa đến rồi đi, như người lữ khách. Có hôm người lữ khách lại quay về, mang trên mình chiếc áo xanh ngắt màu da trời. Nắng không còn gay gắt và mặt trời đã bắt đầu xuôi Nam.
Bây giờ trời đã sang Thu. Ngoài kia, ánh nắng đang lung linh trên hoa cỏ nhuộm màu. Mùa Thu bây giờ không còn cái ngỡ ngàng của mùa Thu gần 50 năm về trước, trên đất lạ, trong náo nức chưa biết ngày sau sẽ ra sao. Nhớ mùa Thu năm đầu, hai đứa dẫn nhau vào rừng phong rực màu, dẫm chân trên xác lá xào xạc, như con nai vàng trong Tiếng Thu. Ngày đó trời không lạnh lắm, nhưng có kẻ đã lợi dụng tình thế để ghì người kia vào lòng, nói khẽ “để anh sưởi ấm cho em”. Từ đó, hai người mỗi năm lại dẫn nhau đi tìm kỷ niệm thuở ban đầu, chụp hình lá vàng mùa Thu để biết mỗi năm mình già thêm một chút. Ôi, mắt ai bao giờ cũng dịu dàng như mắt nai.
Mới đó mà đã gần 50 năm, từ ngày hai đứa đặt chân đến xứ này. Đất trời đã thay đổi quá nhiều. Mái tóc xanh ngày nào đã ngã màu như lá mùa Thu, không biết từ bao giờ. Bon chen với cuộc sống, người ta đã quên đếm thời gian. Đến một ngày bừng tỉnh giấc mơ, mới tiếc tuổi trẻ đã qua từ bao giờ. Nay, thêm môt mùa cây lá đổi màu, thêm một mùa lá rơi.
Chợt một chiếc lá vàng rơi, ngập ngừng bay trong gió, như còn luyến tiếc chưa muốn lìa cành. Rồi lá sẽ nằm yên trên đất, hay sẽ bị cơn gió lốc cuốn đi, để mãi mãi xa lìa cành cây mẹ. Xót xa cho lá khi đến phút cuối cũng bị vập vùi. Mẹ Lá ơi, sao người lại thản nhiên đứng nhìn không chút tiếc thương. Hay Mẹ Lá có quá nhiều con và năm nào cũng chứng kiến cảnh chia lìa như vậy, nên đối với người chuyện này là chuyện không đáng quan tâm? Mà cũng có lẽ Mẹ Lá đang ngậm ngùi, không nói nên lời.
Có ai từng nhặt lá vàng, và đi tìm trong đó nét đẹp tinh anh của lá ngày còn mới lớn? Có ai nhìn hình một cụ già mà tìm được trong đó vẻ đẹp của tuổi xuân thì? Nét đẹp thật sự, mãi mãi sẽ không bao giờ tàn phai. Em, qua những tấm ảnh chụp từ bao năm qua, nét đẹp của em chưa hề thay đổi, trong anh. Trong mắt anh, sau lằn da đầy vết chân chim, nụ cười em vẫn tươi như hoa, như ngày nào em đã làm say đắm lòng anh. Giọng nói ngọt ngào của em vẫn ngọt ngào đến phút cuối. Trong thinh không anh nghe như chừng em đang thỏ thẻ với anh “yêu anh thật nhiều”.
Nhìn chiếc lá rơi, anh thấy nhớ em nhiều, thật nhiều. Nhớ mãi ngày anh vuốt mắt em lần cuối. Bàng hoàng. Ngày đó, anh đau lắm. Anh chắc em cũng như anh. Em đi rồi, hồn em có còn vấn vương, đau xót nữa hay không? Còn anh, anh một mình khắc khoải với kỷ niệm; càng nghĩ, càng đau.
Cây phong anh trồng sau nhà là để tuởng nhớ em. Trong lòng đất dưới gốc cây là tro cốt của em; em sẽ vẫn mãi ở bên anh. Anh ấp yêu cây phong như ngày nào anh ấp yêu em. Cây phong giờ đã cao hơn hai thước. Có người hỏi anh cây bao nhiêu tuổi; anh trả lời “cây không có tuổi” vì thời gian đã ngừng lại trong anh, ngày em vĩnh viễn ra đi. 
Bây giờ, cây phong đã thay màu lá. Nhìn chiếc lá rơi, anh ngậm ngùi. Đơn côi, thui thủi một mình. Còn một chiếc lá đang phất phơ trước gió, chưa biết khi nào mới đến lượt mình.

Chờ anh với, nghe em. 


Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Kỷ niệm khó quên

Thân chào quí anh chị,
Trong một dịp rất tình cờ, tôi được giới thiệu và quen biết với anh Trung và anh Hiển. Hai anh là những thành viên trong ban tổ chức Họp mặt cựu sinh viên 2013 tại đại học Laval, Québec. Cũng rất tình cờ hai anh đã có nhã ý kêu gọi chúng tôi đóng góp bài viết cho báo Đất Lạnh, đứa con tinh thần của các cựu sinh viên Laval. Ghi lại những kỷ niệm, câu chuyện vui đùa, hình ảnh xưa của tuổi học trò trên báo Đất Lạnh để cùng chia xẻ với bạn bè … đối với riêng tôi đó là một ý tưởng rất hay, một việc làm rất có ý nghĩa của các anh. Đây cũng là một cách để giữ lại ngôn ngữ Việt, tiếng mẹ đẻ của những người xa quê như chúng ta. Bởi vì thế nên tôi đã đồng ý. Tôi hứa: “Em sẽ cố gắng!” cho dù tôi chẳng có một tí tẹo kỷ niệm gì về đại học Laval thân thương của quí anh chị.
Thế rồi chuyện cơm, áo, gạo, tiền … đã làm cho tôi quên đi lời đã hứa. Bẵng đi một thời gian, khi sắp đến ngày họp mặt, tôi mới chợt nhớ tới lời hứa của mình. Tôi vội vã vào dạo blog họp mặt của các anh chị. Có đọc qua thì tôi mới biết các anh của tôi tài, các chị của tôi giỏi. Văn phong lưu loát, ý thơ bóng bẩy … Kỷ niệm với Québec của anh Vinh, giấc mơ góp sức cho quê hương của anh Chí, số phận của anh Huy, mối tình đầu của anh Thế Phụng … phong cách khác nhau, ý tưởng khác nhau nhưng đều cho người đọc nhiều cảm xúc. Đọc bài của các anh rồi tôi … khớp, tôi … sợ, thế là tôi … bỏ chạy. Tôi quyết định sẽ hát bài “Lơ huyền lờ” với báo Đất Lạnh, và “Xin làm người xa lạ” với anh Trung và anh Hiển. Tôi tự nhủ tôi và hai anh gặp nhau chỉ một lần chắc chắn là hai anh sẽ chẳng còn nhớ tôi là ai. Bởi thế hôm thứ bẩy vừa rồi sau khi chào hai anh xong thì tôi vội vàng … đi lặn. Tôi lặn thiệt sâu, thiệt xa, thiệt kỹ. Hai anh mà đang ở ngoài cửa tiếp đón bạn bè thì tôi chạy vào khán phòng. Hai anh ở bên phải sân khấu thì tôi lặn qua bên trái…
Thế nhưng sau buổi họp mặt, hôm nay tôi lại ngồi đây, xin một chút thời gian của quí anh chị để nói lên cảm tưởng của riêng tôi. Cho tôi nói lời cám ơn đến các anh chị trong ban tổ chức Họp mặt 2013.  Tất cả những nỗ lực, cố gắng của các anh chị đã được mọi người ghi nhận và trân quí. Tôi và ông xã đã có một cuối tuần thật vui và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tôi nghĩ rằng mỗi một người trong chúng ta, ai cũng đều giữ cho mình một sâu chuỗi kỷ niệm. Mỗi một kỷ niệm có thể sẽ là một viên sỏi, hoặc một viên ngọc. Đối với riêng tôi thì buổi Họp mặt 2013 là một kỷ niệm đẹp. Tôi cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội được gắn thêm một viên ngọc vào sâu chuỗi kỷ niệm của tôi.
Tôi có một bài viết nhỏ, mới “lượm” mời quí anh chị đọc chơi cho vui. Tôi chẳng dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ muốn chia xẻ một chút kỷ niệm vui với quí anh chị nhân chuyến đi Québec vừa qua. Thân chúc quí anh chị luôn luôn vui, khoẻ và thật nhiều hạnh phúc.
Họp mặt 2013
Vào một buổi sáng cuối tuần của những tháng trước, sau khi đọc xong tờ báo ông xã tôi chợt lên tiếng:
- Anh quên nhắc cưng, tháng 8 này anh Định sẽ tổ chức họp mặt cựu sinh viên tại đại học Laval, Québec. Hai năm trước, tổ chức ở Hôtel Chantecler, mình đi không được. Năm nay hai vợ chồng mình phải thu xếp để tham dự.
Nhớ lại lần họp mặt 2007, chỉ có hai vợ chồng đi chơi. Cả đêm ngồi nhớ hai thằng bé con tôi đang ở nhà với Bà Nội nên tôi tìm cách từ chối khéo:
- Tháng 8 này mình bận lắm không đi được đâu!
Ông xã tôi ngạc nhiên:
- Tại sao không đi, anh muốn trở về khu đại học, thăm trường xưa, gặp lại bạn cũ.
Tôi chế nhạo anh:
- Có thật là anh muốn thăm trường xưa, gặp lại bạn cũ hay là anh muốn tìm lại bóng người xưa.
- Làm gì có, thuần túy là gặp lại bạn bè thôi, cưng đừng có méo mó. Giọng anh yếu xìu, chắc là tôi đã nói trúng tim đen của anh.
- Cưng phải đi để thấy được sự đoàn kết của tụi anh, những sinh viên của đại học Laval. Cưng sẽ thấy cho đến bây giờ cựu sinh viên Laval vẫn là những người thanh niên trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết.
- Câu nói này của anh chỉ đúng cho bốn năm chục năm trước mà thôi. Bây giờ các anh ai cũng 60, 70 hết rồi. Đi hết 8 vòng khu đại học, kiếm đỏ con mắt cũng bói không ra một người thanh niên trẻ trung, đầy nhiệt huyết. Có chăng chỉ là mấy ông cụ lom khom, lụm cụm mà thôi. Cứ nghĩ đến lúc phải nói “Em chào anh!” rồi thì sau một hơi húng hắng, gục gật, cả 3 phút sau các anh mới cất giọng để cho 3 chữ “Anh chào cô!” phều phào, nhỏ xíu thoát ra từ chiếc miệng móm mém là đã thấy oải rồi. Không đi, không đi, em không đi. Tôi khẳng định.
- Cưng phát biểu linh tinh, coi chừng bị đòn. Mấy ông đó dữ lắm. Ông xã hù tôi.
- Ý anh muốn nói là mấy anh đông người đó hả ? Mấy anh chỉ cần mỗi người một ngón trỏ, không cần dùng sức cũng “chỉ” chết em chứ gì ? Ỷ đông hiếp ít, ỷ mạnh hiếp yếu, đâu có hay ho gì!
- Có cần nghĩ xấu tụi anh vậy không ? Nói như vậy thì kỳ họp mặt này tụi mình nhứt định phải đi. Đi để cho cưng bỏ đi cái nhìn phiếm diện về bọn anh.
Và rồi, thì, là, mà … tôi và ông xã đã có mặt ở Québec cuối tuần vừa qua. Tôi phải có mặt tại vì tôi đã đuối lý trước ông xã của tôi. Tôi thua anh, bởi vì lý do anh đưa ra quá chính đáng: “Mỗi một người đều ôm ấp những kỷ niệm vui có, buồn có của thời đi học. Lần này có dịp gặp lại bạn bè cũ để ôn lại những kỷ niệm xưa là điều đáng trân quí, không thể bỏ qua”. Ơ, hơ … ơ, hơ … thua ai mới sợ, thua chồng thì đã sao chứ? … chuyện nhỏ!
Buổi họp mặt vừa qua, dưới sự xếp đặt chu đáo của ban tổ chức đã diễn ra tốt đẹp, tuy kết thúc có hơi trễ một chút. Nếu không có các anh chị trong ban tổ chức đã đóng góp công sức, tài năng và trí tuệ của mình thì hơn 200 người chúng ta đã không có một buổi tối vui vẻ và ấm cúng như vậy.
Nhắc đến ban tổ chức thì tôi cũng xin có lời cám ơn anh Định đã chọn khu đại học để tổ chức Họp mặt 2013. Theo riêng tôi thì sẽ không nơi nào thích hợp hơn để tổ chức họp mặt bằng ngay tại đại học, nơi các anh chị đã từng gắn bó nhiều năm. Thấy được sự cố gắng tổ chức với mong muốn cho buổi họp mặt thật hoàn hảo của các anh chị thì tôi có thể khẳng định các anh không phải là những ông cụ 60, 70 lom khom, lụm cụm mà các anh chính là những người thanh niên đầy nhiệt huyết. Bậy, bậy, phải nói các anh là những người trung niên, thành đạt, đầy nhiệt huyết.  (60, 70 mà tự xưng là thanh niên đầy nhiệt huyết sợ các đàn em đi sau … bọn nó cười).
Hôm thứ bẩy vừa qua tôi mới được biết anh Định ngoài là huynh trưởng của các anh chị trong giới sinh viên du học mà sau này anh còn là thầy của một số anh chị đến sau. Người xưa có câu “Thầy hay thì trò giỏi”. Học trò của anh thì chắc chắn là có rất nhiều nhưng có một người mà tôi quen biết đó là chị Tố Quyên, cô bác sĩ chuyên môn về mắt, vừa giỏi giang lại xinh đẹp.  (Ha...ha… chị Quyên ơi, có thấy Hào đang quảng cáo rầm rộ cho chị chưa? Cứ coi như là chị thiếu Hào một chầu phở đó nha!).
À, còn một người nữa cũng đã từng học qua “thầy Định”.  (Cũng thứ bẩy vừa rồi tôi mới được biết). Thời sinh viên anh nổi tiếng chơi nhiều hơn học. Anh là một trong những sinh viên không được ưa chuộng của các nàng bên Lacerte. Cây si của anh trồng mặc kệ cho bão táp, mưa sa. Cây si của anh trồng ốm yếu, tang thương chứ không được cùng nhau chăm sóc như cây si của anh Bùi Văn Tâm hay anh Trần Mộng Cương đâu. Có đúng không chị Hồng, chị Trang? Nhưng cũng may, nhờ ảnh hưởng tiếng tăm của anh Định, nên sau khi ra trường anh cũng kiếm được một chân “cạo giấy” trong Hydro-Québec. Ba mươi mấy năm nay anh cũng lọc cọc kiếm đủ tiền để nuôi nổi một vợ với hai con. Hai mươi mốt năm theo anh tôi chưa bị bỏ đói ngày nào. Con xin cám ơn Trời, Phật ạ !
Người xưa có câu (lại là người xưa nữa) :
- Lấy chồng rồi thì hạnh phúc của chồng là hạnh phúc của mình. Sức khỏe của chồng cũng là sức khỏe của mình.  (Đương nhiên tiền của chồng cũng là … tiền của mình). Bởi vậy tôi suy diễn: Thầy của chồng mình cũng là thầy của mình. Nên tôi cũng xin có đôi lời với “thầy Định”. Tôi bắt chước chị Quyên xưng “con” luôn:
- Tổ chức Họp mặt 2013 vừa qua đã lấy đi nhiều tâm sức của thầy. Con chúc thầy bách niên trường thọ, sức khoẻ dồi dào. Mong thầy hãy yên tâm mà nghỉ dưỡng. Mọi chuyện đã có … các anh chị trong ban tổ chức tiếp tục làm tốt.
Chương trình họp mặt của các anh chị rất đa dạng và phong phú. Có triển lãm hội họa nhiếp ảnh và nhiều màn văn nghệ rất đặc sắc. Nhắc đến tranh thì tôi mới nhớ, hơn hai mươi năm trước tôi có cơ hội được quen biết với họa sĩ Nguyễn Tài. Lần này gặp lại anh thấy vui ghê!. Không ngờ ông anh lại có nhiều tác phẩm nghệ thuật để triển lãm như vậy. Hai mươi mấy năm gặp lại, anh không thay đổi nhiều. Anh vẫn vậy, nụ cười hiền, đôi mắt sáng, giọng nói trầm, từ tốn … chỉ duy nhất anh thêm bộ râu nhìn … “ngầu” quá anh họa sĩ ơi. Kiến thức về nghệ thuật tranh ảnh của tôi không nhiều, nên tôi không dám có ý kiến về các tác phẩm nghệ thuật của anh. Cảm nhận của riêng tôi, tranh của anh rất tĩnh, nghiêng nhiều về thiên nhiên. Tranh của anh có núi, có cây, có không gian rộng mở … cho tôi cảm giác tìm tòi, khám phá và tận hưởng…
Tác phẩm nghệ thuật của anh Hiển thì lại khác. Những sáng tác của anh Hiển thật … lạ. Hài hòa giữa tĩnh và động, những tác phẩm của anh cho người thưởng thức cảm giác mềm mại, lãng mạn, quyến rũ nhưng đồng thời cũng gợi lên nhiều cảm xúc … dữ dội. Hiệu ứng cảm xúc của mỗi người sẽ khác nhau, dựa trên nhiều điều kiện khác nhau (già, trẻ, phái mạnh, phái yếu …). Khó mà nói được cảm xúc của mỗi người khi thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật của anh, nhưng tôi tin chắc một điều là tất cả các ông đều voter cho các tác phẩm của anh 10/10.  ( Chắc còn lâu lắm mới gặp lại anh Hiển, nên tôi không sợ anh “chỉ” chết tôi!).
Ngoài anh Tài và anh Hiển ra thì còn có rất nhiều, rất nhiều những tác phẩm tranh ảnh của các anh khác nữa đều rất đẹp, rất lạ.
Phần văn nghệ thì khỏi phải nói, rất đặc sắc, nhiều tiết mục vui, hay và hấp dẫn. Chương trình được giới thiệu xuyên suốt qua phần dẫn dắt vô cùng khéo léo, dí dỏm và duyên dáng của 5 MC: Anh Cường, anh Hiển, chị Trang, chị Mai và anh Việt. Chương trình luôn luôn được cập nhật cho mọi người được biết (trễ bao nhiêu phút, cắt bỏ phần nào… đều được ban tổ chức thông báo). Lúc cuối, phần văn nghệ hơi chạy lệch đường một chút thì ngay lập tức anh Cường, anh Hiển đã phóng lên sân khấu, dàn xếp, đính chính và điều chỉnh chương trình như đã dự tính. Bravo hai anh!

Ấn tượng nhất đối với tôi đó là bài vọng cổ "Sợ vợ" được cải biên từ trích đoạn “Tình anh bán chiếu”. Đã lâu lắm tôi không được nghe vọng cổ. Thật bất ngờ khi được thưởng thức màn trình diễn vô cùng độc đáo của anh Ngàn. Chất giọng của anh đậm chất Nam bộ nên nghe mùi mà ngọt. Cách anh nhấn nhá, luyến láy, nhả chữ thật là tự nhiên, vừa đủ, không kéo dài cũng không ngắn kiểu bị hụt hơi. Nghệ sĩ Út Trà Ôn nếu còn sống nghe anh hát không chừng phải bỏ nhỏ: “Bộ muốn đoạt ngôi hoàng đế vọng cổ của qua sao chú?”. Hay lắm anh Ngàn ơi! Xin được tặng anh bốn chữ “Trên cả tuyệt vời”.
Ngoài tiết mục vọng cổ của anh Ngàn còn có ngâm thơ, ca kịch, độc tấu đàn tranh, trình diễn áo dài … Phần tân nhạc thì có 3 nhạc sĩ đến từ Montréal. Đó là nhạc sĩ Lê Đại Quang, nhạc sĩ Viết Huy và nhạc sĩ Trần Mộng Cương. Ca sĩ thì đông lắm. Các anh chị ở Québec thì tôi chưa có dịp quen biết, còn đa phần là ca sĩ đến từ Montréal. Không biết nghe tin từ đâu mà khi giới thiệu tôi lên hát, anh Hiển còn tặng thêm ba chữ “Nữ hoàng Rumba” làm cả người tôi nổi gai, miệng thì chỉ muốn kêu trời!. “Nữ hoàng Rumba” là mấy anh chị quen trong nhóm nhỏ của chúng tôi hay gọi đùa tại vì tôi không hát được điệu gì khác ngoài điệu Rumba. Anh Hiển giới thiệu kiểu này gây cho tôi nhiều áp lực, tôi mà hát không xong thì coi như con đường ca hát của tôi … “lúa”. Cũng may, nhờ tiếng đàn điêu luyện của anh Cương đã dìu dắt tôi hát hết bài hát “Những đồi hoa sim”. Hú hồn con nhỏ! Tôi mừng quá! Tôi mà hát không được thì uổng công bấy lâu nay anh Cương đệm đàn cho tôi tập hát. Tôi mà hát không xong thì tiếng tăm lừng lẫy trong giới MC của anh Hiển sẽ bị mai một. Còn tôi thì chỉ có nước chạy thẳng ra cầu Pierre Laporte mà … hét to “Buồn ơi, xin hãy bỏ ta đi!” (Hét to thôi, ngu sao mà nhảy xuống chứ!). “Nữ hoàng Rumba”, “Nữ hoàng Rumba” nghe cũng lạ tai đó chứ! Một sự nhầm lẫn thật thú vị! Hay! Cám ơn anh, anh Hiển.

Nhắc đến ca hát thì tôi cũng xin được nhắc đến “Gánh hát” đàn ca tài tử của anh Trần Mộng Cương & Chị Bùi Mỹ Trang. Năm nay Họp mặt 2013 tôi xin ghi danh đi theo đoàn hát của anh chị, chạy show đến tận Québec. Lần này theo đoàn hát của anh chị Cương Trang, tôi và ông xã khỏe ghê. Hai chúng tôi chỉ việc đi theo sự sắp xếp chu đáo của ông bà chủ gánh hát. Đặt phòng ở đâu, bắt đầu khởi hành mấy giờ, nghỉ ngơi, ăn trưa, shopping, du ngoạn … đều được xếp sẵn lịch trình. Đoàn nhỏ thôi, không đông người gồm có ông chủ gánh hát kiêm nhạc sĩ Trần Mộng Cương. Bà chủ gánh, kiêm ca sĩ, kiêm MC chị Bùi Mỹ Trang. Ca sĩ trong đoàn thì đông lắm có ca sĩ kiêm MC Trần Ngọc Việt, anh Thiêm Phú, anh Hân, chị Ngọc Diệp, chị Mỹ Hương, chị Bích Kiều, chị Tố Quyên … mỗi người mỗi vẻ.
Xém một chút xíu thì tôi quên ông anh photographe của chúng tôi, anh Phạm Việt  “điệp viên 007”. Party của chúng tôi mà có anh tham dự thì thế nào chúng tôi cũng có một album đẹp để dành làm kỷ niệm. Album Họp mặt 2013 của anh chụp vừa đẹp lại công phu đã là một bằng chứng hiển nhiên. Cảnh Vieux Québec qua ống kính của anh thật đẹp, nhìn như trong mấy tấm carte postale. Anh chụp người thì khỏi chê, đã đẹp càng thêm đẹp. Không tin thì hỏi mấy chị của tôi.
Ui chao! Hơi mỏi tay rồi nha, chắc là tôi phải ngừng “gõ” thôi. Kỷ niệm về buổi Họp mặt 2013 ở Québec của tôi đến đây đành phải chấm dứt. Cám ơn nhé những ai đã chịu khó đọc đến những dòng chữ này. Xin chào tạm biệt.

Mỹ Hào 08-2013

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Tôi trở về thành phố


Tôi trở về thành phố vào một chiều giữa tháng chín. Trời xám phủ mây chì, mưa rơi từng chập, như ngập ngừng, như trêu chọc. Thành phố sớm vội lên đèn. Ngày xưa tôi rủ áo xa thành phố, chôn vùi kỷ niệm một thời. Ngày ấy đã qua đi từ lâu lắm rồi. Tôi không muốn trở lại nơi đây vì không muốn khơi dậy những gì nằm yên dưới mồ. Nhưng hôm nay bước lữ hành đã rong ruổi, đưa tôi về đây. Ngập ngừng, nửa muốn quay về, nửa muốn không. Bồi hồi. 

Trên con đường này, đêm nào ánh đèn vàng vọt soi bước chân ai. Bước đi chầm chậm, cố tình kéo dài con đường, dầu biết mình không thể. Lặng lẽ, hai tâm hồn đang dấu tất cả vào lòng. E dè; sợ phải đối đầu với ngỡ ngàng, với lời chối từ. Có lẽ trong vô hình có lời cản ngăn. Lời chia tay cuối đường dấu tất cả vào hư không để rồi hai tâm hồn lạc về hai lối. Cho đến ngày không còn e dè, không sợ ngỡ ngàng, thì muộn màng mất rồi, đã quá muộn màng. Cay nghiệt.

Cũng con đường này, ngày nào có hương thơm mùi gạo mới chín, tỏa đi từ căn gác trọ. Chưa vào đến nơi, tôi đã biết ai nấu cơm chiều. Bữa cơm ngày đó sao mà ngon chi lạ, biết rằng người nấu đã vì tôi mà ra sức như vầy. Kể từ đó, tôi biết cám ơn người nấu – cám ơn tấm lòng muốn cho người ăn có bữa cơm ngon – và âm thầm cám ơn những ai nấu cho tôi. Một việc nhỏ nhưng đủ để thay đổi đời tôi. Mỗi lần tự nấu cơm lấy, nghe mùi cơm mới chín, tôi lại nghĩ đến người ấy. Kỷ niệm đã ăn sâu trong tiềm thức, ngủ yên, rồi thỉnh thoảng chợt mình thức giấc, ve vảng. Duyên kiếp.

Nhớ hôm nào tôi nôn nóng tìm đến nhà bạn tôi khi nghe tin nhà bạn tôi có chuyện không may. Vội vã như ngày xưa An Lộc Sơn cấp tốc phi ngựa về Trường An để kịp tặng Dương Quý Phi mấy quả lệ chi đầu mùa. Chỉ muốn bạn tôi không phải sống trong cảnh khốn cùng thêm một phút giây nào nữa. Rồi tất cả, chuyện gì cũng qua; bạn tôi đã chóng qua những giây phút khó khăn. Sau này nghĩ lại, tôi mới biết lúc ấy mình đã yêu – yêu là muốn người mình yêu được hạnh phúc, an toàn. Thế gian này được chia làm hai mảnh: một mảnh chỉ có người yêu, mảnh còn lại có vô số người nhưng nơi đó không đáng quan tâm. Ngày xưa, thật tình lòng tôi không rõ. Ngây ngô.

Có một ngày cuối đông, tuyết tan, cả bọn chúng tôi kéo nhau đi ăn trưa. Một chiếc xe chạy vội vã, vô tình làm tuyết lẫn bùn bay tung tóe. Không ai bị gì cả, chỉ trừ bạn tôi: áo quần, tóc tai đều lấm bùn. Như thế này thì làm sao tiếp tục đi ăn trưa được, bạn tôi phải quay về tắm gội, lỡ bữa ăn chung. Bữa ăn trưa chỉ thiếu một người, mà tôi thấy thiếu cả một bầu trời. Hụt hẫng.

Chiều đã xuống mau. Đã đến giờ cơm chiều. Tôi trở lại khuôn viên trường cũ, tìm một quán ăn, như ngày nào. Nhưng tất cả đều đã khác xưa. Quán cũ ngày xưa đã ra đi từ lúc nào. Dập dìu nơi đây là các cô cậu trẻ măng, tung tăng, tíu tít như chúng tôi ngày nào. Họ vui với những gì họ có trong hiện tại; chưa biết gì sẽ xảy ra ở ngày mai. Còn tôi, tôi lại quay về với quá khứ, cố tìm những gì đã mất. Biết vậy, nhưng tôi vẫn cố tìm. Cố chấp. 

Qua loa cho xong bữa cơm chiều, ăn trong vội vả, trong cô đơn; tôi thăm thành phố về đêm. Cao ốc mọc đầy, kiến trúc hiện đại. Đêm đã về mà xe cộ vẫn nườm nượp, dọc ngang trên đường phố. Nhớ ngày nào, sáng chúa nhật, đường phố không một bóng người đi, y như thành phố chết không bằng. Khi mướn phòng trọ, xin chủ nhà một chìa khóa cửa trước, thì chủ nhà bảo rằng nhà không cần khóa cửa, kể cả những lúc chủ nhà đi vắng cả tuần. Tôi nghĩ mình đang sống ở thiên đường – không cần lo âu chi cả. Một kỷ niệm đẹp, êm đềm. Tiếc rằng ở xứ sở này, không phải nơi đâu cũng được như vậy; nhưng còn giữ được kỷ niệm như vậy, lòng tôi đã thấy vui. Tiếc nuối. 

Mệt mỏi sau chuyến đi xa, tôi quay về phòng trọ, ngủ qua đêm. Cố dỗ giấc ngủ, nhưng tôi cứ trằn trọc, trong cô đơn lạnh lẽo. Miên man với bao nhiêu ý tưởng từ xưa đến giờ. Có lần xem phim Xóm Vắng, tôi chợt chạnh lòng, ước ao ngày nào đó Hàm Yên của tôi sẽ trờ về. Niềm vui trùng phùng sẽ không bút mực nào tả xiết. Gặp nhau trong hoàn cảnh nào cũng được, miễn sao Hàm Yên vẫn còn sống để tôi không đau trong niềm đau tử biệt. Nguyện cầu.

Tôi đi vào mơ lúc nào không hay. Trong mơ, tôi gặp Mộng Trúc, người tình sầu thảm trong phim Mấy Độ Tà Dương. Có lẽ ngày xưa Lưu Tuyết Hoa thủ diễn vai Mộng Trúc quá điêu luyện nên hình ảnh trong phim đã ăn sâu vào tiềm thức và theo tôi vào trong mơ. Người đàn bà âm thầm dấu tình yêu cũ vào lòng, đớn đau vì nghĩ mình lừa gạt, nhưng vẫn giữ hình bóng người yêu mãi trong tim. Khi bóng trăng xuyên mành, hay lúc hoàng hôn đỏ ráng chiều, nàng lại thẩn thờ, sống trong kỷ niệm. Sau ngày gặp lại người yêu cũ, nàng phải tranh đấu với nội tâm, dằng co giữa nghĩa với tình. Tình chỉ còn là hình bóng; nghĩa là hiện thực và tương lai. Có lẽ tình không trọn vẹn là tình đẹp muôn đời. Lãng mạn.

Thức giấc sáng hôm sau, thân thể rã rời, nhưng lòng lại lâng lâng. Có lẽ đêm qua tôi đã một mình xem phim, sống trọn với mình, với chuyên tình của Hà Mậu Thiên và Lý Mộng Trúc. Phim hay rồi cũng đến hồi phải kết cuộc. Phim hay thì mỗi lần xem lại, vẫn thấy hay. Có lẽ người xem phải cùng cảnh ngộ với nhân vật nên mới thấy hay. Có lẽ tôi đã không nhận thức được đâu là thực, đâu là mơ. Điên rồ?

Ăn sáng qua loa rồi tôi vội vả trả phòng vì không có lý do gì để lưu luyến với căn phòng trọ. Cơ duyên của tôi với thành phố có lẽ đã tận. Ngày xưa tôi đến đây và ở lại, rồi gặp gỡ bạn tôi. Tất cà đều không phải do tôi chọn lựa, nên tôi nghĩ là có sự sắp đặt của cơ duyên. Ngày xưa tôi rời thành phố cũng không phải do tôi chọn lựa; tôi đi vì phải hoàn tất những gì người khác muốn tôi phải hoàn tất. Tuổi trẻ, tôi lại còn mộng chưa tròn. Tôi phải đi, dầu biết rằng không biết ngày nào tôi sẽ trở lại. Trước đó, đã có lần tôi bỏ làng ra đi, đi thật xa, bỏ lại sau lưng bao nhiêu người thân, bao nhiêu kỷ niệm. Tất cả kỷ niệm, người thân lần lượt bỏ tôi ra đi, không một lời giả từ. Ngày giả từ thành phố, lòng tôi nặng trĩu. Da diết.

Lần này, cuối cùng tôi lại ra đi; không còn ai để nói lời giã từ. Lần này tôi quyết định sẽ không quay về thành phố nữa. Quyết định chắc chắn, mãi mãi không đổi. Bây giờ tôi đã hiểu: chuyện đời chỉ xảy đến một lần, rồi thôi; tình cảm chỉ đến và ở lại trong thời gian thật ngắn, một lần, rồi thôi. Tất cả rồi sẽ qua đi; vui cũng như buồn. Xin hãy đừng quay lại bươi tìm dấu vết đã vùi chôn trong bụi thời gian. Mai sau nếu tôi còn may mắn hội ngộ với Hàm Yên, tôi chưa biết mình phải xử sự như thế nào. Nhưng dầu thế nào đi nữa, niềm vui ngày đó sẽ là niềm vui lớn nhất đời tôi, mãi mãi ở trong tôi. Giã biệt.



Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Về Em, Đã Khuất




Anh va nhn đưc tin em, bun thm
Tr
n mưa đêm thnh n my ai ng.
Trong c
ơn mê, em đến, tn xa xưa
Tình cũ k
, cui đi còn thng tht

Nh
đưc gì trong trái tim rũ lit,
Anh tên h
mang mt n tang thương.
Tình yêu v
i, ni đau cung,
Thành con tr
hát đng dao vô nghĩa.

Ôi binh nghi
p, ca lnh lùng cay đng
Anh lang thang trong bi
n l mơ h.
Đi
m lân tinh ri sáng ni thâm u,
Lòng em đ
y, anh da vào êm .

Nh
ngày nào trong quán nghèo, xiêu đ
Em ng
i cao như ánh sáng tương lai.
Anh ng
m ngùi, k chng có ngày mai,
L
m trong ti, vo tròn nim oan khut.

R
i em đến, tri anh đy mt ngt
T
ng cành xanh lá đ cũng thiên thu.
Tr
i Cao Nguyên, vt áo lng tương tư
Mùi h
ương thong, c cây chng tĩnh lng.

Như chan cha tranh Van Gogh ngày nng,
Anh và em trên ng
ưng ca thiên đưng.
M
ưa Prevert, git thu vàng,
Sóng tình ái chan hòa cùng vũ tr
.

Đ
ng bưc vi, mùa em còn nng ta
Khi em ng
i, mây gió cũng vào Xuân.
H
n say mê, v vp nhng ân cn,
Trong m
t cõi thênh thang anh khói ln.

Là ân nhân, em không màng c
m t
Là b
u tri, em chng k ch che.
Tim xanh xao, m
ng hư thc đi v
Anh bay l
ưn trong tình em cao rng.

Nh
ưng tình yêu nào đi cùng phép l,
Ngõ cúc vàng ch
ng th mãi thơm hương!
Tình đ
ơn điu, ý xem thưng,
Anh b
i ri trưc ming đi hèn h.

Em tỳ bà, buông ti
ếng khuya lnh lo,
Anh trăng xanh, đêm nguy
t lc chán chưng.
T
lũng sâu theo cánh gió tai ương,
Chuông ly bi
t ngân nga li phn trc.

Nhng ngày đây, trong kiếp đi còn li
Đã xa r
i, bao ming tiếng thế gian.
Còn đâu đây, l
i th li than,
n khut mãi ni khan lng ngc mi.

Nh
ư loài chim cũng tr v c qun,
Nh
ư đá kia cm nhn ý vô thưng.
Nh
ư thuyn kia, trăng c đ vn vương,
Ki
ếp sng y bên đi kia, có ph
i?

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

À nos cher(e)s ami(e)s disparu(e)s


Lorsque je me remémore toutes ces années passées à l'université Laval, il me vient certains souvenirs concernant mes amis qui sont déjà partis dans le monde de l'au delà. J'aimerais partager avec vous ici quelques uns de ces souvenirs.
Comme vous le voyez et le ressentez, la plupart d'entre nous sont entrés dans la soixantaine et plus et donc nous ressentons l'urgence de nous rencontrer pour partager et échanger nos souvenirs et expériences de vie.
Ta Cong Bang:
Un des amis qui était étudiant à l'université Mc Gill s'appelait Ta Công Bang. Je l'ai connu au cours d'été d'anglais  à l'université de Montréal en 66 et tout de suite nous étions devenus amis. C'était lui qui m’a montré comment nouer correctement une cravate. Il n'avait pas beaucoup d'amis et il était toujours seul. Bien que nous sommes séparés physiquement Québec et Montréal, je gardais des liens amicaux avec lui.
Quand il avait fini ses études d'ingénieur, il avait acheté  une vieille Volkswagen et faisait le métier de livreur en attendant de trouver un meilleur boulot. Je savais qu'il ne pouvait trouver  un meilleur job car il vivotait en attendant de retourner au Vietnam. Je sentais qu'il n'était pas heureux ici et la fin de la guerre lui donna l'occasion enfin de retourner dans son pays natal qui lui manquait terriblement depuis ces années estudiantines.
Aussi quand il m'annonça qu'il retourna définitivement au VN, j'allais lui rendre visite à Montréal pour lui dire au revoir et lui donner un paquet pour ma famille. Quand je lui rendais visite, j'ai eu une drôle d'impression. Quand je le regardais, j'ai trouvé qu'il y  a quelque chose d'étrange qui dégageait de lui. Je ne le savais pas sur le coup. Nous nous quittâmes en espérant nous retrouver un jour.
Plusieurs mois passèrent et mes parents n'ont pas reçu le paquet que je leur ai envoyé. Peu après quelqu'un m'avait appris qu'il était mort noyé au VN dans son coin natal de Hue. J'ai eu un choc en entendant cela. J'ai compris après l'impression que j'avais eue en le retrouvant, c'était le signe annonciateur que quelque chose de funeste va lui arriver.
Cela me faisait beaucoup de peine car je tenais beaucoup à lui et j'ai mis du temps à faire un deuil.
Je voudrai aussi rappeler d'autres disparu(e)s avec qui j'ai eu des relations cordiales d'amitié comme:
- Phan Cong Luan dont j'ai eu l'occasion de le connaître avant son mariage. C'était quelqu'un de bien. Il est bien maintenant là où il est.
- Doan Thi Xuan Hoa qui était dans notre classe de 2ième année. Je me rappelais qu'elle était seule et que peu de monde lui parlait . Elle avait une grande amie qui était une soeur. C'était elle qui a découvert son décès tragique  au Pavillon Lacerte à 4 H du matin comme par hasard. Je vous rappelle cette histoire que ce n'était pas facile pour elle de vivre dans un pays étranger car nous sommes comme des expatrié(e)s. Cela cause des fois des blessures psychologiques. Et cela prend du temps à guérir et si nous n'avons pas d'ami(e)s ou des activités extérieures, nous pouvons sombrer dans la détresse psychologique. Paix à son âme.
- Tang Van Truong qui nous faisait rire bien des fois avec ses farces. Paix à ton âme.
- Vo Ho Hai, un ami qui a étudié avec moi au VN à l'école primaire  St-Exupéry. Nous avons travaillé ensemble à Ottawa durant  la 3ième année. J'ai été content de le voir à Jonquière pendant un séjour de travail. Cela me faisait de la peine de le voir partir si jeune. Paix et Joie à ton âme.
- Dang Quang Vinh avec qui j'ai tissé des relations d'amitié durant la fin de mes études. Paix à ton âme aussi ami.
- Dô Lâm Sinh avec qui nous avons eu souvent des relations amicales. Il faisait des farces et nous avons eu beaucoup de plaisirs ensemble. Il nous servait de coiffeur lorsqu'à la fin du mois, il nous restait plus un sou. Mais dans ce temps là il avait beaucoup peur des fantômes. Et quand Mlle Hoa était décédée, il passait son temps à psalmodier Nam Mô A Di Da Phat. Plus tard, il cherchait à cheminer durant les dernières années de sa vie. Que Dieu ait son âme.
- Paix aussi aux autres que je n'ai pas connu et qui sont partis de l'autre côté.
Notre réunion à Laval 2013 est donc une bonne opportunité de tisser des liens d'amitié et donc de nous réjouir de ces moments précieux de la vie. N'ayons pas de regrets car nous vieillissons vite.
L'important pour nous c'est de réussir notre vie c’est-à-dire être heureux dans le cœur et dans l'âme dans le moment présent peu importe si nous avons réussi ou non dans la vie.
Permettez-moi de partager ici avec vous les 5 plus grands regrets des personnes avant de quitter la vie:
En s'occupant pendant plusieurs années de patients dans les dernières semaines de leur vie, une infirmière australienne, Bronnie Ware, a recueilli leurs derniers mots, voeux et souhaits.
Dans son livre The top five regrets of the dying ('Les cinq plus grand regrets des mourants') paru à la fin de l'été 2011, Bronnie Ware s'intéresse plus particulièrement à la «clarté de vision que les gens atteignent à la fin de leur vie, et à la façon dont nous pourrions apprendre de cette sagesse».
Elle explique que les réponses de ses patients sur leurs regrets ou des choses qu'ils auraient aimé faire de manière différente se recoupaient, sur «des thèmes communs qui revenaient constamment».
Voici les cinq plus grands regrets des patients dont elle s'est occupée:
Regret no 1. J’aurais aimé avoir le courage de vivre comme je voulais, et pas de vivre la vie qu’on attendait de moi. C'est, d'après Bronnie Ware, le regret le plus partagé. «Quand les gens se rendent compte que leur vie est presque terminée et qu'ils la regardent avec clarté, c'est facile de voir le nombre de rêves qu'ils avaient et qu'ils n'ont pas réalisé.»

Regret no 2. Je regrette d’avoir travaillé si dur. Le regret des patients masculins de l'infirmière. «Les femmes l'ont également dit, mais comme la plupart d'entre elles étaient d'une génération plus ancienne, la plupart de mes patientes n'avaient pas été celles qui soutenaient financièrement leur famille.» 

Regret no 3. J’aurais voulu avoir le courage d’exprimer mes sentiments.

Regret no 4. Je regrette de n’être pas resté en contact avec mes amis. Bronnie Ware assure que ses patients «ne se rendaient vraiment compte de l'avantage des amis de longue date que dans leurs dernières semaines, et il n'était pas toujours possible de les retrouver».
C'est à la fin de sa vie qu'on s'aperçoit combien les relations entretenues avec nos ami(e)s deviennent vraiment importantes . C'est le temps de renouer les liens avec nos ami(e)s car c'est en développant nos liens d'amitiés qu'on se sente soutenu et réconforté quand il nous arrive des évènements importants comme la mort ou autre. 

Regret no 5. J’aurais aimé m’autoriser à être plus heureux. Un regret «étonnamment partagé», d'après l'infirmière. «La plupart ne réalisait qu'à la fin que le bonheur était un choix.». Si nous voulons être heureux, nous devons décider et faire un choix d'être heureux aujourd'hui et non attendre que toutes les conditions (carrière, argent, gloire, richesse, pouvoir, amour...) soient réunies pour vraiment être heureux .
En réalité, nous sommes responsables de notre bonheur ou de notre malheur qui dépend de notre état de conscience et personne d’autre. S'autoriser à être heureux c'est prendre soin de son enfant intérieur et donc lui donner plus d’importance.
En conclusion:
Quand on est jeune, on pense qu'on a le temps mais quand on arrive à la cinquantaine, la soixantième, la soixante dixième, la quatre vingtième... le temps file trop vite et beaucoup de personnes qui n'ont pas vraiment vécu c’est-à-dire accepter qu'ils sont responsables de leurs vies, ont toutes sortes de regrets du passé donc de la culpabilité qui les empêche d'être sereins sur le lit de mort.
La vie est un pont, traverser le mais ne fixez  pas votre demeure. C’est elle qui nous prend et elle nous emmène où elle veut et où elle va…
Donc pas de regrets, vous en êtes absolument sûrs?

LONG LE VAN
27 JUILLET 2013