Hiển thị các bài đăng có nhãn Điệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Giới thiệu Phan Nhật Nam và truyện Em Tôi

Cùng trong lọat bài "Viết để nhớ"



Tôi mới quen anh Phan Nhật Nam khoảng mười mấy năm.
Mười mấy năm có là gì trong suốt cuộc đời?
Trước đó anh Nam và tôi, mỗi người một cuộc sống.
Tôi đi du học trước khi binh biến trong khi anh Nam và bao nhiêu bạn bè khác thì Mùa Hè Đỏ Lửa.

Chắc cũng là cái số.

Anh Nam được ra tù sau 14 năm tù và biệt giam.Anh đã viết Dấu Binh Lửa (1969), Dọc Đường Số Một, Ải Trần-gian (1970), Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Dựa Lưng Nỗi Chết (1973) và Tù Binh và Hòa Bình (1974).
Những tác phẩm của anh Nam đều lấy Chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh.
Năm 1993 anh Nam sang Mỹ và viết Những Chuyện Cần Được Kể Lại, (ấn bản tiếng Anh dưới tựa The Stories Must Be Told), Đường Trường Xa-xăm (1995), Đêm Tận Thất-thanh và Mùa Đông Giữ Lửa(1997).
Phan Nhật Nam vừa ra mắt hai tác phẩm mới tháng 10/2013: Phận Người Vận Nước và Chuyện Dọc Đường.

Tôi thấy nhiều người mình diễm phúc còn Nam, Mùa Hè Đỏ Lửa, lận đận gian nan.

Một năm, nhà văn Phan Nhật Nam được mời sang Montréal, Canada nói chuyện.
Một anh Mũ Đỏ điện thoại cho tôi, kiếm một chỗ ở thoải mái cho Nam.
Tôi sửa soạn căn phòng, để ... Nhà Văn Phan Nhật Nam đến ở vài ngày.

Phòng sẵn sàng, có rượu có bia, giường êm, nệm ấm.

Anh Nam đến.
Tôi chào Anh.
Anh Nam chào, chào bác.

Tôi dẫn anh Nam đi xem nhà. Đây là phòng của bác.

Mình ăn tối rồi mai bác còn đi diễn thuyết.

Gần đến đêm, gõ cửa hỏi anh Nam, bác có cần gì không thì thấy anh Nam ngủ trên sàn nhà.
Sao bác không ngủ trên giường lại nằm trên sàn?
Mười bốn năm tù và bao năm biệt giam bác ạ, cả ngày không thấy ánh sáng, chỉ đếm từ 32 đến 35 hạt ngô chúng cho ăn là biết trưa hay chiều.
Chúng xích chân xích tay trên một tảng xi măng, nên bây giờ ngủ trên sàn gỗ đã sung sướng quá rồi.

Tôi đóng cửa và đi ra không nói một lời.

Tôi tự nhiên nghĩ đến một câu, trích trong hàng đầu của Phim Truyện Tử Tế khi mới có phong trào  ... Đổi Mới:
Chỉ Có Loài Súc Vật Mới Vui Trong Nỗi Khổ Của Đồng Loại Mình.

Truyện phim kể những gì Về Vĩ Đại, Chính Phủ Nhân Dân, Giám Sát Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lò Gạch Nhân Dân, và cả hình một em bé 9, 10 tuổi nói các chú ạ, mấy truyện Vĩ Đại, chúng cháu bây giờ sợ lắm rồi.

Chuyện bây giờ cũng vậy, cướp của của Nhân Dân, ức hiếp Nhân Dân, bịt miệng Nhân Dân, bỏ tù Nhân Dân, ...
Cũng chỉ vì trồng người phải trăm năm mà.

Đến cuối phim mới biết câu
Chỉ Có Loài Súc Vật Mới Vui Trong Nỗi Khổ Của Đồng Loại Mình.
là của ĐC Lê Nin vĩ đạị.

Những ngày sống bên bạn, nhà văn Phan Nhật Nam vẫn viết bình luận về chiến tranh, chiến thuật, chiến lược, còn tôi vẫn những bài văn lẩm cẩm, kiểu Em Ơi Chiều Nay Có Mình Anh, chẳng cô nào biết để mà yêu.

Một hai tuần nay đọc lại bài Em Tôi của anh Nam.
Nghĩ đi, nghĩ lại, tôi viết cho Đất Lạnh đề nghị cho tôi viết vài hàng về Nhà Văn Phan Nhật Nam và truyện Em Tôi của anh.

Tôi cũng theo nghi lễ, xin phép anh Phan Nhật Nam, để Đất Lạnh , báo SV Québec, từ gần nửa thế kỷ, đăng bài Em Tôi.
Anh Nam nói các bác cứ đăng.

Thôi hy vọng đâu vào đó , trước khi TS/HS không phải của VN.

Các anh, các chị đọc một hay lần nữa về Truyện Em Tôi.
Buồn và thương nhớ.
Khi cha đi tập kết em mới lên ba và anh vừa chín tuổi, quyền huynh thế phụ. Rồi mẹ mất khi em mới mười ba.
Đó mới là chuyện cần viết.

Viết lại hai câu tặng bạn:

Bây giờ em biết anh về được,
Mà biết bao giờ anh thấy em.

Viết cho Nam và cho Em Tôi Nam vẫn còn thương nhớ, đứa em mất cha khi mới lên ba rồi sau này, em và anh mất cả cha lẫn mẹ.

Điệp.


4/11/2013.


Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Nhìn Những Mùa Thu Đi

Nhìn Những Mùa Thu Đi hay Nhìn Những Mùa Thu Đến.

Khi gặp nhau, mùa hè năm nay, tôi trong Vòng Tay Cô Y Tá, như cô nhà văn nào ngày xưa đã viết quyển truyện Vòng Tay Học Trò.
Trong Vòng Tay Y Tá, người chăm sóc cho mình, trong khi trong Vòng Tay Học Trò, lo cho học trò, mai mốt tụi nó bỏ nó đi.

Thế mà cũng trốn đi.
Lấy xe về Đất Lạnh giữa Mùa Hè, sắp đến Mùa Thu.

Ngày xưa đến Vancouver, Calgary, Toronto, Ottawa, Québec, Sherbrooke, Ottawa, Montréal, mùa tựu trường lúc đó và bây giờ vẫn khi Mùa Thu đến, có gió lành lạnh như ai nói đó là gió heo may.

Có lá thu đỏ, anh nhặt tặng  em.

Có mộng mơ nhưng phải học.
Ở chương trình Điện, Théorie des Circuits I et II, của Pr Boivert, tuần nào cũng có Quizz.
Thầy nho nhỏ, khi dạy học rất đam mê.
Thầy giảng rất hay. Điều gì Thầy giảng, ba bốn phút hiểu liền.

Tôi không nhớ.
Có một phương trình gì về điện, IR=V2… gì đó, học mãi mà không nhớ.
Thầy Boisvert  ít khi cho Quizz, chỉ để anh Giao, anh Định hay anh Mười Lăm, hay Đài, hay ai đó.
Không phải không muốn nhớ, nhưng bây giờ Nhìn Những Mùa Thu Đi, quên nhiều mà nhớ ít.
Anh vẫn nhớ những ngày đó em hay mặc áo màu gì.

Nhớ anh Giao rất nhà giáo, anh Định chưa nói đã cười, anh Mười Lăm, nghe tên đã biết tính người, còn cả nhiều cây cổ thụ khác như anh Khương, hay còn sắp cổ thụ thì nhiều lắm.
Nhớ Thầy Larkin Kirwin: Nous commencons le cours avec une prière; Thầy Chassé dạy Mécanique, Thầy Pouliot lãng đãng tối ngày, Thầy Dupras, dạy Toán, có thói quen vuốt moustache, …

Tôi viết  và nhớ lại chỉ vì bao năm, một mình Nhìn Những Mùa Thu Đi.

Thu đi, cho lá vàng bay,

49 năm qua, có ai gặp lại, cũng khó nhận ra nhau.

Tôi thì dễ lắm, khi nhìn ai bạn cũ, tôi không biết đánh guitare và không biết hát, nhưng cũng nho nhỏ:
Anh Là Ai?

Ừ nhỉ.
Sao Việt Khang vẫn cứ bị tù?

Mẹ, lời Minh nói khi còn sống.

Chắc chưa sai đề đâu.

Viết cho đất Lạnh Mùa Thu,
Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Chắc cũng không không sắc sắc.

Mua Thu đó quen và gắn bó lâu nhỉ.

Vì quen và học với nhau ở Đất Lạnh Mùa Thu.
Ước gì, tôi viết được như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương hay NNN, bây giờ đã là Lá Ngọc Cành Vàng đâu còn Hoạn Nạn Gian Nan?

Tôi viết như vừa đi đường, vừa kể truyện, như cái anh chàng nào ngày xưa cũng đã viết như vậy.
Nhưng những gì tôi viết là những gì tôi sống với bạn bè.
Không thù hằn không phản bội.

Viết để nhớ những ngày salami, laitue, Dow, Penmas khi học bổng vừa về.
Hay cũng có lúc sang, có anh chị nào cho quá giang đi Canton.

Chưa bao giờ những năm đầu 60, ở Québec, ăn món ăn VN ngon hơn Mỹ Cảnh.

Em ơi  bây giờ đã qua rồi.
Canton đã bán, bây giờ ai cũng đi Hilton, Astral, làm anh nhớ.

Hôm nay tôi lại về chốn này nghe chiếc lá rơi.
Mùa Thu.

Anh nói nhỏ.
Hoa cũng tàn phai và Thu cũng tàn phai.

Em hỏi anh viết gì?
Buồn thì nhớ, hết buồn thì lại vui, …
Tiếng hát Lệ Thanh đó, sang Montréal, không còn đi hát từ năm 1975 rồi.

Bài anh nói viết cho Đất Lạnh Mùa Thu:
Nhìn Những Mùa Thu Đi.

Mà Thu đâu?
Thì Thu đó.

Anh viết
Nhìn Những Mùa Thu Đi
Nhưng cứ mong viết một câu gì

Bài anh viết, sẽ xin để musique de fonds bài Nhìn Những Mùa Thu Đi, Hà Thanh hát.
Con gái Huế, ai hát Nhìn Những Mùa Thu Đi hay hơn Hà Thanh?
Hỏi chị Phương mấy cô Huế thế nào.

Có những người yêu, uống trà, café cùng một tách.
Chắc tình yêu như vậy.

Nhưng không, anh nghĩ sẽ đổi musique de fonds, không phải bài Hà Thanh hát, mà lấy bài Hoài Cảm. Ba bài hay nhất là Sĩ Phú, Duy Trác và Ngọc Hạ.

Anh thấy bài Hoài Cảm Ngọc Hạ hát hay, nhẹ nhàng hơn.
Bao mươi mấy năm.
Nhìn những Mùa Thu Đi hay Những Mùa Thu Đến?

Đến Đất Lạnh một ngày Thu, cách đây  lâu. 
Bây giờ mới có dịp viết về Mùa Thu.
Chỉ còn một hay vài năm nữa.

Những phút ban đầu ấy, tuổi thơ, muốn biết, muốn học hết, để về xây dựng nước, lòng không mong gì hơn.
Trả nợ đời, nợ nước.
Thế rồi.

Đến Ottawa, hai ngày ở khách sạn Lord Elgin, mỗi buổi sáng, ăn điểm tâm đều bắt đầu bằng thức ăn gì như bánh tráng, bánh đa nho nhỏ, bây giờ mới biết là rice crispies, ăn với sữa. Ngày xưa phải đi theo đường Công Lý theo hướng Tân Sơn Nhất, mới có quán bán sữa tươi.

Nếu có một đĩa xôi đậu xanh hay đậu phộng, ngon biết chừng nào.
Phi Lạc sang Tàu.
Lord Elgin, vẫn còn.
Lúc ấy 1964, chỉ mong có xe lửa từ Ottawa về Québec thật nhanh, gặp bạn bè và gặp người quen.
Rừng cây lá đổi màu, đỏ rực rỡ, vàng tươi.
Cảnh thơ mộng quá.

Đó là Mùa Thu Canada, Mùa Thu Québec, Mùa Thu Đất Lạnh của tôi.
Lần đầu.
Chắc là lần đầu nên nhớ. 
Không phải vậy.

Mấy hôm, nhìn lá Mùa Thu ở Hautes-Gorges, đẹp nhưng không phải lá Thu Québec, Laval, Đất Lạnh.

Có gì nhớ thì là chuyện của tôi.

Nhớ Tiếng Chuông Chiều Thu của Tô Vũ, ai đã hát cho tôi nghe.

Lá thu nhẹ rơi rơị
Nắng thu vàng phai phai
Ai về âm thầm nẻo cũ bâng khuâng tình xưa
Hiu hiu luồng heo may, 
Du du làn mây bay
Ai nhắn theo mây miền quê vấn vương xa đó ngàn dâu thưa
Từ miền xa tiếng chuông ngân.
Hồi buông lớp lớp theo gió vàng.
Từng cơn sóng mờ xóa dần trong sương lắng. 

Ngày lại ngày tiếng chuông tan. 
Tình thu cuộn lá thu úa vàng .
Chuông ran lời nhắc nhở .
Người em đẹp xa anh
Ðừng như lá thu phai phai dần
.

Mùa nào cũng là của em và anh viết cho em.
Hôm nay vào Thu, mùa này là Mùa Thu.
Thôi, anh không viết cho em nữa đâu.

Bây giờ em cuối Xuân.
Bên anh vào Thu.
Không nói hai đứa mình không có Mùa Thu.

Vì Mùa Thu của em là Mùa Thu của anh và cũng vậy.

Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Tôi đang viết một bài về Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Anh viết đến đâu rồi?

Bây giờ vào Thu và mai mốt Lập Đông.

Tôi muốn viết vài câu cho các bạn trẻ Đất Lạnh.

Các anh, các chị đã nhìn Nhìn Những Mùa Thu mấy mươi năm rồi.
Cũng một hai Mùa Thu nữa  rồi Lập Đông.
Mấy mươi năm Đất Lạnh.
Thế mà đã hơn hai phần ba cuộc đời. 
Thắp đuốc đi em.

Cổ Thụ. Đại Thụ đã giữ gìn Đất Lạnh mấy mươi năm.
Các em phải giữ gìn những gì các anh chị để lại.
Anh muốn có một lúc, anh có thì giờ viết về Vũ Kiện, anh chàng hút pipe tối ngày, AT, người vợ anh VK chung tình, đi Canada cùng lúc với anh. 
Anh cũng nhớ Xuân Hoa trước khi về Lacerte và Trần Bình Minh, một kiện tướng Đất Lạnh.
Cả Truyện Premier Amour của Yvan Tourgueniev.

À présent que les ombres du soir commencent à envelopper ma vie, que me reste-t-il de plus cher que le souvenir de cet orage matinal et fugace.

Cả bao nhiêu người nữa, có người về đi mò tôm và rất nhiều người bây giờ chỉ đi câu tôm hay bắt cá, mà chỉ bắt cá kình. Et la vie continue
La vie se ressemble.

Attendez que je me rappelle.

Đó là những gì anh muốn nhắc cho những người Đất Lạnh, mai sau dù có bao giờ.
Những chuyện còn lại, chỉ là … , các bạn trẻ ĐL hiểu không?

Năm tới, tháng chín,  anh về, ngồi bên những cổ thụ, đại thụ và hoa lá thì các bạn nhớ, hơn 49 năm mới có Đất Lạnh bây giờ.
Các em giữ Đất Lạnh.
Vì đó là những gì các anh các chị để lại cho các em.

Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Có một bài nào, Lệ Thanh hát,
Chiều nay có một người mãi mãi đi tìm.
Em còn nhớ đọan tiếp không?

Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Nhưng Mùa Thu này cho em.
Bao giờ em đến?

Bao giờ, em về.

Bây giờ anh mong, đến lúc này trong tuổi đời.

Tôi Nhìn Những Mùa Thu Đi nhưng vẫn còn Những Mùa Thu Đến.

Tôi mượn tựa và một câu anh bạn viết mấy năm rồi, bạn gọi là pastiche.

Đất Lạnh và tôi, hôm nay.

Tôi viết những lá thu vàng, lá thu đỏ và câu truyện, tình đầu, tình cuối hay tình bất cứ khi nào.
Rồi kết luận không biết là thật hay mộng mơ:

Anh,
Em nghe tiếng anh gọi, em sẽ về.
Hôm nay em về.
Những ngày Thu của năm nào.
Không có anh, em còn có ai.

Thì ra mấy mươi năm,
Tôi Nhìn Những Mùa Thu Đi.
Năm nay, thấy có Thu Về,

Thôi,
Dù chỉ có một lần.
Dù  chỉ là nhung nhớ.
Dù chỉ là mộng thôi.

Điệp.

10/2013.



Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Dan díu



Anh Trung mến,

Cám ơn Trung.
Tôi vẫn sống, yêu và vẫn thở.
Không quên ĐL vì ĐL còn, tình Họp Mặt còn.
Khi Dư Âm còn đó, để dư âm cho mỗi người vui.
Cám ơn Trung đã chuyển bài The Making Of qua dạng Word. Tôi dễ xoay sở hơn.
Bản thảo bài này, tôi nghĩ, viết khi còn trong vòng tay mấy nàng y tá.
Văn từ chưa chỉnh, phải viết lại, nhưng ý như thế. Tôi sẽ lồng câu truyện trong khung cảnh một bài về những năm viết cho ĐL.

Tựa có thể là:
49 năm dan díu.


Khi viết, tôi nghĩ ra cái tựa, rồi ngồi cả mấy ngày chỉ sửa tựa thôi. 
Tựa xong rồi mới viết. Nhưng khi chọn tựa là đang viết trong đầu.
Tựa những bài viết của tôi có vẻ hơi "ấn tượng".
Người đọc nhiều khi không cần đọc, xem tựa rồi thả hồn theo mây khói, mỗi người viết truyện của mình.
49 năm chứ không phải Bốn Mươi Chín năm đâu nhé.
49 năm không phải để kể 49 năm tôi viết cho ĐL, dù sự thật như thế, nhưng để nhắc là người ĐL đã có thói quen viết báo sinh viên từ hơn 49 năm rồi.
Tôi chọn 49. 
Con số cũng oan trái nhỉ, truyện Phật, truyện đời, cả như khi bỏ nhau đi. 
Nhưng nếu còn viết cho ĐL một năm nữa, sẽ ăn mừng một nửa thế kỷ viết báo sinh viên.

Một năm ngắn mà lâu, vật đổi sao dời.
Cách đây mấy hôm, một cô bạn, lại mới quen ở Họp Mặt 2013, nói với tôi, những gì anh viết cứ như vừa đi đường vừa kể chuyện.
Tôi giật mình.
Chỉ biết trả lời:
Nếu có em chiều nay ta sẽ lên đồi sim
Anh hái hoa tím gắn lên đôi bờ tóc mềm.

Không hiểu vì sao, bài tôi viết năm, sáu trang cứ viết quanh viết quẩn?
Đến bây giờ còn sửa mấy trang viết cách đây mấy chục năm.
Nếu viết như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương hay Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi đã lá ngọc cành vàng, đâu còn hoạn nạn gian nan!

Đêm họp mặt thứ bảy 2013, vui quá nhưng tôi vẫn còn chờ.
Không chờ người yêu, nhưng một người ở miền Tây Canada đã gởi những bài thơ cho ĐL cách đây bốn mươi mấy năm.
Tối thứ bảy, các bạn vui, lòng tôi vui mà vẫn còn biên giới, cô đơn nói với mình.
Anh biết em không về.
Anh ngồi chỗ này, nhìn người em yêu say đắm ngày xưa, vẫn còn đây, ở một bàn gần đó. 

Cái đó mới là những gì phải viết.
Những gì còn lại chỉ là cái cớ, như truyện Thần Tháp Rùa.
Thế là, lại dan díu nữa rồi.
Trân quý.

Điệp.


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Trận đánh Toulouse


Những ngày đầu tôi vẫn ngủ yên.
Đêm không trằn trọc.
Như  tôi dối mình. 
Vui với những niềm vui nho nhỏ.
Như  sáng hôm nay, một vầng trời không mây, ánh sáng qua những cánh đồi.
Thật đẹp.
Có ai nghĩ đến chuyện này khi mình hạnh phúc?
Tôi sẽ sắp lại tủ sách, để những quyển sách về văn chương, Lettres à Sartre et Lettres à Castor chung với nhau.

Còn cả mấy quyển của José Cabanis. Francois Mauriac nữa, câu chuyện ngày xưa tôi phỏng dịch là Giận Hờn.
Ngồi trong phòng đọc sách, chỗ nào, ai cũng thấy sách gì tôi có.
Một thú vui tôi quên trong mấy năm nay.
Âu tư, có những lúc buồn và đau khổ.

Bây giờ, tôi sẽ có thì giờ để viết.

Tôi cứ nói với Gabrielle:

Từ ngày biết em,
Anh không viết được nữa.

Gabrielle nghĩ tôi sai, nhưng không tìm cách thuyết phục tôi.

Tôi sẽ viết một quyển tiểu thuyết dài, với bao nhiêu nhân vật chính.

Nghĩ  ra một cái tựa:

Trận Đánh Toulouse.

Không ai biết trận đánh này.
Từ câu chuyện, tôi viết tiểu thuyết của tôi.

Một trăm năm mươi năm.
Tôi sẽ kể những thế hệ theo sau, những đứa bé bây giờ già, đứa đi không về và đứa về, nhưng không ai quen biết.
Hay như tôi chưa bao giờ xa mái nhà này.

Tôi sẽ viết.

Chỉ cần dậy sớm.
Tôi đi xem mấy bức tranh làm bối cảnh cho truyện Trận Đánh Toulouse.
Người Pháp đâu kỷ niệm trận đã thua.
Đội quân Anh đi theo sông Nicolet.
Lính của Tướng Soult ở bên kia cầu.
Tướng Wellington, ngồi trên con ngựa trắng.
Đi ăn, trong khi chờ, Gabrielle lật vài tờ báo.
Tôi thấy Gabrielle đã tháo chiếc nhẫn đính hôn rồi.
Ở phi trường Orly, đi từng này qua từng khác. 
Đẹp quá.
Anh và em không được buồn.
Một chiếc máy bay, hình như đến từ Tahiti hay Honolulu.
Gabrielle nhìn và mỉm cười.
Biển đẹp và những hàng dừa, cái nóng buổi chiều, Gabrielle sẽ có hết, cả một tháng với những người không quen biết và không bao giờ gặp lại.
Tôi hôn Gabrielle trước khi người yêu vào sân bay.
Đưa dấu cho nhau.  Gabrielle mỉm cười rồi đi thật nhanh, mất đâu rồi.
Có thể tôi còn nhìn được Gabrielle một lần cuối,  nhưng không chờ,  đi thật nhanh,  qua những chỗ người ta gọi là Passage des Pas Perdus.
Tôi lái xe thẳng về nhà.
Bức thư này tôi suy nghĩ mãi không biết nên viết không.
Tôi cân nhắc từng chữ.
Mười ngày thư còn đó.
Tôi đọc lại vài lần, thấy không cần sửa gì.
Ngày 9 tháng 8, tôi gởi đi,
Gabrielle sẽ nhận được khi đến Corfou.
Thế là tôi đã mất nhau rồi.
Tôi nhớ câu nói của De Tilly:
Giữa người yêu và hạnh phúc, khoảng cách còn rất nhỏ.
Tôi cũng nghĩ như vậy.
Nhưng tôi nghĩ  Gabrielle không đáng để tôi nhớ hay những gì tôi đã cho.
Tôi nghĩ mình kiên nhẫn quá.
Chứ từ lâu đã phải đi đến quyết định này.
Tôi nhủ lòng, quên đi và vui.
Những lúc cuối cùng ở phi trường Orly, đùa giỡn như hai đứa bé.
Tôi không biết Gabrielle nghĩ gì, còn nhớ gì và bức thư này có xóa hết những ngày âu yếm bên nhau.  Đi bên nhau.
Gabrielle quên nhanh những gì làm nàng buồn.
Có lúc Gabrielle nắm tay tôi thật mạnh, như muốn giữ những gì yêu quý nhất.
Lỗi tại tôi làm mất hết.
Không muốn hiểu, không muốn nghe, cứ nghĩ mình có lý.
Có những hôm trời đẹp, thấy mình cô đơn và khi đêm về, nhớ những lúc không ngủ một mình.
Tôi nghĩ đến quyển truyện sẽ viết.
Những tráng sĩ vượt qua giòng sông Cher.
Nhưng còn hai hôm nữa, đưa Gabrielle đến Orly.
Hai đứa đi chợ hoa.
Những buổi sáng mùa xuân, trời còn lạnh.
Gió thổi qua ngàn cây và đem hơi ấm về.
Tôi muốn viết truyện Trận Đánh Toulouse.
Bà Bá Tước De Cantalauze đêm nghe tiếng súng Trận Đánh Toulouse.
Thưa bà, đó là súng nổ phe bên kia.
Mùa thu năm nay không mưa nhiều.
Tôi ở trong vườn, nghe tiếng xe ai ngừng trước nhà.
Gabrielle ngồi trong xe, không cười và nhìn tôi.
Anh có muốn em không?
Nhà anh em thích lắm. Em sẽ an bình.
Gabrielle nói  với tôi không sống như xưa được nữa.
Em bỏ Grépiac và về với anh.
Gabrielle nói đời còn ý nghĩa nếu không xa anh và nếu anh muốn còn có em.
Tôi ngồi và nghe Gabrielle nói.
Cả một khoảng cách vô cùng, từ ngày xa cách nhau và hôm nay.
Một tháng qua đi.
Một hôm, tôi thấy Gabrielle, gặp ai, đậu xe trước nhà.
Gabrielle đi chậm, quanh nhà và người đàn ông theo sau.
Ông ta nói rất gần, hình như cho Gabrielle nghe và như muốn thuyết phục nàng.
Gabrielle không bao giờ trả lời.
Tôi thấy không khi nào hai người nhìn nhau, mắt nhìn mắt.
Tôi chưa bao giờ gặp người đàn ông này, nhưng biết ông có cả một mãnh lực với Gabrielle.
Ông cứ nhìn vào nhà, nhìn qua cửa sổ, như sợ ai ngó.
Xe nổ máy và đi.
Gabrielle vào nhà. Tôi chạy xuống.
Anh để em yên và đi vào trong phòng.
Chiều mùa thu này buồn như mùa đông.
Tôi đốt lửa trong lò sưởi, làm những gì cho Gabrielle vui, như pha trà, cắt vài múi chanh.
Gabrielle xuống. Cầm tách trà trong hai tay. Nhìn tôi và cười buồn. 
- Anh à. Mình phải đi khỏi chỗ này.  Anh muốn đi đâu thì đi.
- Anh đi sao được.. Còn bao chuyện phải làm.
- Anh lo sao thì lo. Sáng mai mình đi Lyon. Có nhiều cái đẹp cho tiểu thuyết của anh.
Quyển sách anh muốn viết, tới đâu rồi?
Anh nói cho em đọc, cứ bảo quyển tiểu thuyết thật hay mà tác giả ác lắm.
Anh thấy không, em để ý những gì anh nói với em và em nhớ hết.
Đến Lyon buổi tối. Mưa trong thành phố sao mà đen.
– Mọi chuyện cũng qua thôi. Em sẽ qua khỏi cánh cửa hẹp. Anh giúp em nhe?
Tôi âu yếm vuốt ve Gabrielle đến khi nàng ngủ. Tôi không có mãnh lực nào, chỉ trừ từng ngón tay trên thân em, vai em, lưng em, cho em yêu thương và hạnh phúc với anh còn xa lắm.
Đêm nay, bên nhau.
- Ở đây, an bình quá.
Anh yêu em đi.
Yêu em cho hết cuộc đời.
Em không thích mùa đông. Anh thấy không?
-Anh viết gì?
-Trận Đánh Toulouse, anh nghĩ từ lâu.
-Trận đánh gì?
-1814, anh sẽ kể em nghe.
-Em thích sống ở Lyon, trong cái làng nhỏ này.
Tôi đi bộ một mình trong làng.
Gabrielle mệt, khi tôi về, nàng đã ngủ.
Tôi đến gần.
Thì ra, Gabrielle còn thức và nhìn tôi thật lâu.
Hai mắt đỏ, mắt còn ướt. Tôi hỏi nhưng không nói, rồi quay vào tường.
Tôi ngồi bên giường, vuốt mái tóc mịn mà.
-Em vẫn muốn hai đứa mình có một đứa con với nhau.
Anh phải viết, nếu không, mình về nhà.
Anh không viết thì là mất tất cả.
Đi về nhà, thật sớm.
Mùa Xuân đến từ đầu tháng hai.
Bên lò sưởi, Gabrielle nói anh có thấy mặt trời mọc và nắng ấm không.
Những ngày chủ nhật êm đềm và ngày càng dài hơn.
Gabrielle uống trà, một cái khăn thắt quanh đầu.
-Em phải về Grépiac. Đêm nay em nghĩ vậy.
Bây giờ là lúc phải làm vườn.
Anh không để ý mùa Xuân, cả ngày chỉ trong sách vở.
Cỏ dại chắc đã mọc đầy vườn.
Em sẽ về kịp bữa ăn chiều. Anh không giận chứ?
Rồi từ đó, Gabrielle về Grépiac gần như mỗi ngày, trên xe chở đầy cây và hoa đem về nhà cũ.
Nàng về buổi chiều, thản nhiên như bao giờ cũng vậy.
Gabrielle ăn một cái trứng, một đĩa rau rồi đi ngủ an bình như một thiên thần.
Tôi biết từ lâu, không mong đợi gì một câu giải thích.
Tôi không biết tại sao nàng đã mất bao nhiêu thì giờ, trồng hoa trồng cây trên một mảnh vườn đi ba bước là hết chỗ?
Cũng không hiểu khi về, được đón tiếp ra sao.
Cuối cùng tôi hỏi:
-Ông chồng em ra sao?
-Không còn gì nữa, trong đời em.
Một hôm, xe Gabrielle hư. Tôi nói sẽ chở nàng về Grépiac và đến đón.
-Anh điên rồi sao. Không còn như ngày xưa nữa.
Tôi vẫn nghĩ đến quyển tiểu thuyết tôi sẽ viết.
Madame de Cantalauze đẹp như khuôn mặt Gabrielle.
Lễ Phục Sinh đến và mùa Hè.
Rồi một hôm Gabrielle nói đi Hy Lạp một tháng.
Một cuộc du lịch trọn vẹn và quên tất cả.
Nàng gọi hãng du lịch, mua vé và không nói với tôi về chuyến đi này.
-Anh không giận em chứ.
Anh đưa em ra Orly rồi mai mốt em về ra đón em.
Tôi đưa Gabrielle đến Orly, về nhà và nghĩ không bao giờ gặp nàng nữa.
Bức thư này, đọc đi, đọc lại và gởi đi.
Tôi không biết Gabrielle nghĩ gì, làm gì, sức khỏe ra sao, hạnh phúc hay buồn.
Bốn tháng qua, thời gian không dài, nhưng mỗi ngày qua, nặng  nề.
Tôi sẽ không viết quyển Trận Đánh Toulouse hay quyển tiểu thuyết nào nữa.
Điều phải viết là những gì không ai để ý, những chuyện không nói ra.
Mặt trăng đầy và trải thảm sau hàng cây.
Sau mấy cơn mưa, trời trong xanh, mặt đất bắt đầu đóng băng.
Đó là gì tôi muốn nói với Gabrielle, một đêm tháng mười hai, ngồi với nhau bên lò sưởi.
Phóng tác, phỏng dịch hay lược dịch từ La Bataille de Toulouse.
Viết mau để gởi cho trọn tình trọn nghĩa với người Đất Lạnh.
Phần tiếp chờ ĐS ĐL lần tới.
Mai sau dù có bao giờ.
Hè này anh chắc không về được.
Anh để hồn anh theo bước em.

Tháng 8/2013.
Điệp