Sau chuyến bay ngắn cuối cùng từ Manila sau chặng đường
dài từ California, Huân theo nhóm bạn về thăm nhà. Xuống chân thang máy bay ở
phi trường Tân Sơn Nhất, niềm lâng lâng cảm động hòa vào cái nắng chói chang của
bầu trời trong xanh Saigon sau nhiều năm du học xa cách. Đây rồi miền đất cũ của
những nhớ mong đợi chờ trong các ngày tuyết lạnh Bắc Mỹ, những thao thức khắc
khoải bên chồng sách thư viện ban đêm thả hồn về kỷ niệm quê nhà với gia đình và
bạn hữu, về những nụ hôn nồng cháy và trao gửi tuyệt vời của vài khuôn mặt người
tình.
Một tay khệ nệ xách túi quà cho gia đình, tay kia rút
khăn lau mồ hôi trán với cái nóng ẩm quen thuộc của Saigon, Huân xếp hàng chờ làm
thủ tục nhập nội. Đám đông ồn ào với nao nức chờ đợi và tìm kiếm thân nhân ở phòng
ngoài sau hàng rào quan thuế. Đã nghe tiếng máy nổ rất quen thuộc và thân yêu của
những chiếc xe lam ở ngoài đường.
Trong cái hào hứng nhộn nhịp đó, Huân chợt bắt gặp ánh
nhìn của một người con gái áo dài xanh lam từ sau một quầy chờ khách của hãng
Air Vietnam.
Chàng cảm thấy một luồng điện chạy nhanh trong người, Huân không
ngờ gặp cảm xúc mạnh như thế ngay trong giây phút đầu trở lại quê nhà. Khuôn mặt
cô bé thanh tú xinh vô cùng! Huân chợt quên bẵng ý tìm gia đình lúc làm xong thủ
tục nhập nội, tiến lại gần quầy Air Vietnam:
- Xin
lỗi, tôi trông cô rất quen!
Người con gái đáp lại bằng nụ cười ròn rã:
- Câu nói rất classique của Saigon đấy nhé!
Huân cảm thấy ngay niềm vui ấm áp trong lòng:
- Thế cô nhầm rồi, tôi nói thật điều mình nghĩ, vả lại xa nhà đã nhiều năm nên chắc không nói đúng mốt Saigon?
Nàng vẫn giữ nụ cười xinh:
- Lại càng
đáng nghi hơn nữa cho các ông ở xa về, học đúng kiểu nói Âu Mỹ lắm! Anh về đây
chơi hè hay về luôn làm việc? Mấy ông đi Mỹ về đang ồn ào nhăng nhít lắm, làm
loạn cả Saigon!
Huân trả đũa ngay:
- Chưa gì cô đã kê tủ đứng bọn tôi, tùy người chứ! Bọn tôi ở xa về nghe kể các cô ở Saigon bây giờ bạo lắm, đấu một cây, nhất là dân Air Vietnam, vừa về đã thấy ngay! Nhưng xin lỗi cho tôi được tự giới thiệu, tôi là Huân ở Mỹ về và là dân Chu Văn An dạo trước ở trung học.
Bàn tay nhỏ nhắn với nhiều chiếc nhẫn đủ màu được đưa ra lịch sự:
- Thảo nào, dân CVA Chết Vì Ăn có khác. Lém lắm! Tôi là Hương, Thu Hương, tiếp viên của Air Vietnam, nhưng ở dưới đất thôi không phải dân bay đâu, tôi là hôtesse d’acceuil.
- Cũng đủ làm mệt hành khách rồi, ở trên trời còn làm thiên hạ đảo điên hơn!
Huân trả đũa xong, chợt ngẩn ra vài giây lúng túng không biết nói gì nữa trước người con gái luôn giữ nụ cười hóm hỉnh và có vẻ nắm thế thượng phong. Hương thấy thế lúng túng của anh con trai ở xa về chưa đủ võ nghệ qua được ba miếng đòn đầu của con gái Saigon, vẫn chưa buông tha:
- Sao chỉ về chơi hè hay nhờ bà cụ đi tìm vợ đóng thùng mang đi? Các ông đi xa khôn lắm, ăn chơi bên ngoài cho đã rồi về tìm « hoa thơm cỏ lạ », ở nhà có nhiều « thục nữ » hơn đầm Mỹ hay các cô Việt Nam tài giỏi nhưng hơi cứng đầu ở bên đó phải không?
Huân tìm lại ngay thế chủ động:
- Cũng tùy chứ. Có khi có vợ rồi cũng về tìm tắm lại ao nhà, nhất là tài đấu của những cô Saigon, cái đó thì nhất định bên Mỹ thua rồi!
Cuộc đối thoại vui và tình tứ bị cắt ngắn vì thằng em trai của Huân nhận ra được ông anh trong phòng đợi chạy lại tìm, ngón tay chỉ ra chỗ gia đình đang đứng đợi trong phòng khách phi trường để dục anh ra. Huân tiếc rẻ nhưng thấy phải bỏ ra ngoài:
- Xin lỗi tôi sắp phải ra ngoài kia có ông bà cụ và gia đình. Cô Hương cho tôi số điện thoại đi.
- Kiểu Mỹ rồi ông ơi, ở đây ít nhà có điện thoại lắm, chỉ địa chỉ thôi, nhưng được nếu có thì cho tôi số đi và địa chỉ nữa, nếu cần sẽ liên lạc.
Huân thụ động cúi xuống biên vội địa chỉ và số điện thoại lên tờ giấy nhỏ đưa cho Hương, quên cả lịch sự xin địa chỉ người con gái hàng không Việt Nam, như vẫn bị cuốn hút trong cái nhìn và nụ cười hóm hỉnh đó:
- Mong được gặp lại cô Hương nhé, tôi sẽ ở đây bốn tuần rồi lại đi, nhưng chắc chắn không phải để tìm vợ đâu.
Hương cười vẫy
chào tự nhiên, rồi Huân mừng rỡ theo thằng em túa ra phòng đợi của phi trường
tìm gặp gia đình. Niềm vui đoàn tụ sau nhiều năm xa cách. Ông bà cụ tóc đã điểm
vài chấm bạc, những đứa em nhỏ ngày xưa nay lớn hẳn ra không nhận được nếu gặp ở
ngoài đường, vài thằng bạn cũ ra đón vẫn vui vẻ nghịch ngợm mặc dù đã thay đổi
từ quần áo học trò sang bộ đồ lính.
Cái nóng của Saigon vẫn thế, áo sơ mi đẫm ướt, khuôn mặt thấy dinh dính cần tìm khăn mặt ướt lau bụi đen như những lần buổi trưa đi học về, những chiếc xe taxi rất cũ và xe lam, chen chúc tranh đường với các anh hùng Honda và Suzuki!
Rồi sau cùng kia là ngôi nhà Duy Tân thân yêu với những hàng hoa giấy đỏ thẫm và cây hoa đại lá to xanh lục phủ kín sân trước nhà, con chó cũ sống lâu chạy ra sủa không nhận được chủ cũ.
Vào đến nhà, bàn ăn trưa dọn sẵn với các món ưa thích đã viết xin bà cụ từ nhiều tháng trước, đĩa gà luộc hải nàm da vàng cạnh bát nước chấm mỡ gà lóng lánh, đĩa cuốn tôm bún chấm nước mắm cà cuống, và vài bát bún thang mắm tôm chanh trộn rau răm thái nhỏ. Kỷ niệm thơ ấu ập về trong những món thân yêu đó của Mẹ suốt đời hy sinh cho chồng con, dù bận rộn buôn bán quanh năm vẫn không quên các bữa giỗ lớn và món ăn ngon quen thuộc hàng ngày của gia đình.
Buổi trưa hội ngộ qua nhanh, kết thúc bởi giấc ngủ trưa muộn đầy thi vị của nếp sống cũ khi cả thành phố đóng cửa ngủ yên, tạm bỏ mối âu lo cho lúc thức dậy buổi chiều. Lúc Huân ngủ dậy thì đã gần sáu giờ chiều, nhà để ngủ yên cho đến lúc gọi dậy vì có người ngồi chờ ở buồng khách.
Thu Hương đã ngồi sẵn từ lúc nào ở đó, thay chiếc áo dài lam Air Vietnam rồng vàng bằng bộ jupe hồng xinh gọn! Ánh mắt long lanh và nụ cười tươi của buổi sáng:
- Ngồi chờ Huân ngủ cho đã giấc, gớm bà cụ chiều ông con trai đi xa về quá, ngồi tiếp chuyện với cụ một tiếng sợ gần chết. Về nhà buổi trưa với gia đình rồi, để Hương dẫn cho xem lại Saigon buổi tối, bắt đầu bằng chầu nước dừa xa lộ ở Thủ Đức, rồi quán Con Gà Quay. Đi ngay không?
Tất nhiên gia đình nhăn mặt với đề nghị của người khách lạ bạo dạn đó, nhưng thằng con xa nhà lâu ngày trở thành « quý khách » muốn gì được nấy. Lúc lái xe ra khỏi garage, còn được bà mẹ dặn dò chu đáo:
- Con nhớ đừng về khuya quá 12 giờ, giờ giới nghiêm họ hay chặn xe đấy! Thời buổi bây giờ nguy hiểm, phải cẩn thận!
Câu nói nhắc nhở cả thực tại của thành phố, những hàng tít lớn trên các báo ngoại quốc vẫn đọc hàng ngày lúc ở xa, dù với tin chiến sự hòa đàm buổi tối ở Tivi, nhưng ngoại ô thủ đô vẫn rung chuyển hàng đêm vì trái phá. Bên trong thành phố đời sống hối hả nhưng vẫn mang vẻ bình thường đứng ngoài lề cuộc chiến.
Sự yên bình tạm thời có lẽ do cuộc hoà đàm Paris mang đến một cách giả tạo. Nhưng lái xe ra đến xa lộ Biên Hòa, nhìn những con đường ngang thấp thoáng hàng dừa của buổi chiều đang xuống, từ chối sự có mặt của cuộc chiến và những dằn vặt lo âu của thành phố bên trong! Ở tay lái, Huân chạy chậm thỉnh thoảng lách vào tay phải nhường các xe GMC hay xe đò chạy đua tốc lực.
Hương vẫn theo dõi nhìn đắm đuối Huân ở tay lái, thỉnh thoảng liếc vào kính xe giữa nhìn đường hai bên, giọng nàng nhẹ nhàng thấm thía:
- Đang nhìn mắt Huân không biết chán, anh biết không?
Huân cảm thấy luồng điện buổi sáng lúc mới gặp Hương lần đầu ở phi trường trở lại cơ thể mình, cô bé Air Vietnam thật nồng nàn quyến rũ! Chàng cũng đổi cách xưng hô như Hương đã bắt đầu từ lúc ngồi ở phòng khách nhà chàng:
- Hương khen quá làm anh phồng mũi lại tưởng mình đang đi tầu bay giấy thay vì lái xe trên xa lộ. Nhưng thôi chỉ anh đường để bắt đầu chương trình đi, uống nước dừa quán nào phải chỉ trước nhé, cho Hương làm thổ công Saigon hôm nay nhé.
Người con gái đáp lại bằng nụ cười ròn rã:
- Câu nói rất classique của Saigon đấy nhé!
Huân cảm thấy ngay niềm vui ấm áp trong lòng:
- Thế cô nhầm rồi, tôi nói thật điều mình nghĩ, vả lại xa nhà đã nhiều năm nên chắc không nói đúng mốt Saigon?
Nàng vẫn giữ nụ cười xinh:
Phi trường Tân Sơn Nhất |
Huân trả đũa ngay:
- Chưa gì cô đã kê tủ đứng bọn tôi, tùy người chứ! Bọn tôi ở xa về nghe kể các cô ở Saigon bây giờ bạo lắm, đấu một cây, nhất là dân Air Vietnam, vừa về đã thấy ngay! Nhưng xin lỗi cho tôi được tự giới thiệu, tôi là Huân ở Mỹ về và là dân Chu Văn An dạo trước ở trung học.
Bàn tay nhỏ nhắn với nhiều chiếc nhẫn đủ màu được đưa ra lịch sự:
- Thảo nào, dân CVA Chết Vì Ăn có khác. Lém lắm! Tôi là Hương, Thu Hương, tiếp viên của Air Vietnam, nhưng ở dưới đất thôi không phải dân bay đâu, tôi là hôtesse d’acceuil.
- Cũng đủ làm mệt hành khách rồi, ở trên trời còn làm thiên hạ đảo điên hơn!
Huân trả đũa xong, chợt ngẩn ra vài giây lúng túng không biết nói gì nữa trước người con gái luôn giữ nụ cười hóm hỉnh và có vẻ nắm thế thượng phong. Hương thấy thế lúng túng của anh con trai ở xa về chưa đủ võ nghệ qua được ba miếng đòn đầu của con gái Saigon, vẫn chưa buông tha:
- Sao chỉ về chơi hè hay nhờ bà cụ đi tìm vợ đóng thùng mang đi? Các ông đi xa khôn lắm, ăn chơi bên ngoài cho đã rồi về tìm « hoa thơm cỏ lạ », ở nhà có nhiều « thục nữ » hơn đầm Mỹ hay các cô Việt Nam tài giỏi nhưng hơi cứng đầu ở bên đó phải không?
Huân tìm lại ngay thế chủ động:
- Cũng tùy chứ. Có khi có vợ rồi cũng về tìm tắm lại ao nhà, nhất là tài đấu của những cô Saigon, cái đó thì nhất định bên Mỹ thua rồi!
Cuộc đối thoại vui và tình tứ bị cắt ngắn vì thằng em trai của Huân nhận ra được ông anh trong phòng đợi chạy lại tìm, ngón tay chỉ ra chỗ gia đình đang đứng đợi trong phòng khách phi trường để dục anh ra. Huân tiếc rẻ nhưng thấy phải bỏ ra ngoài:
- Xin lỗi tôi sắp phải ra ngoài kia có ông bà cụ và gia đình. Cô Hương cho tôi số điện thoại đi.
- Kiểu Mỹ rồi ông ơi, ở đây ít nhà có điện thoại lắm, chỉ địa chỉ thôi, nhưng được nếu có thì cho tôi số đi và địa chỉ nữa, nếu cần sẽ liên lạc.
Huân thụ động cúi xuống biên vội địa chỉ và số điện thoại lên tờ giấy nhỏ đưa cho Hương, quên cả lịch sự xin địa chỉ người con gái hàng không Việt Nam, như vẫn bị cuốn hút trong cái nhìn và nụ cười hóm hỉnh đó:
- Mong được gặp lại cô Hương nhé, tôi sẽ ở đây bốn tuần rồi lại đi, nhưng chắc chắn không phải để tìm vợ đâu.
Lê Lợi - Quán cà phê Thanh Bạch |
Cái nóng của Saigon vẫn thế, áo sơ mi đẫm ướt, khuôn mặt thấy dinh dính cần tìm khăn mặt ướt lau bụi đen như những lần buổi trưa đi học về, những chiếc xe taxi rất cũ và xe lam, chen chúc tranh đường với các anh hùng Honda và Suzuki!
Rồi sau cùng kia là ngôi nhà Duy Tân thân yêu với những hàng hoa giấy đỏ thẫm và cây hoa đại lá to xanh lục phủ kín sân trước nhà, con chó cũ sống lâu chạy ra sủa không nhận được chủ cũ.
Vào đến nhà, bàn ăn trưa dọn sẵn với các món ưa thích đã viết xin bà cụ từ nhiều tháng trước, đĩa gà luộc hải nàm da vàng cạnh bát nước chấm mỡ gà lóng lánh, đĩa cuốn tôm bún chấm nước mắm cà cuống, và vài bát bún thang mắm tôm chanh trộn rau răm thái nhỏ. Kỷ niệm thơ ấu ập về trong những món thân yêu đó của Mẹ suốt đời hy sinh cho chồng con, dù bận rộn buôn bán quanh năm vẫn không quên các bữa giỗ lớn và món ăn ngon quen thuộc hàng ngày của gia đình.
Buổi trưa hội ngộ qua nhanh, kết thúc bởi giấc ngủ trưa muộn đầy thi vị của nếp sống cũ khi cả thành phố đóng cửa ngủ yên, tạm bỏ mối âu lo cho lúc thức dậy buổi chiều. Lúc Huân ngủ dậy thì đã gần sáu giờ chiều, nhà để ngủ yên cho đến lúc gọi dậy vì có người ngồi chờ ở buồng khách.
Thu Hương đã ngồi sẵn từ lúc nào ở đó, thay chiếc áo dài lam Air Vietnam rồng vàng bằng bộ jupe hồng xinh gọn! Ánh mắt long lanh và nụ cười tươi của buổi sáng:
- Ngồi chờ Huân ngủ cho đã giấc, gớm bà cụ chiều ông con trai đi xa về quá, ngồi tiếp chuyện với cụ một tiếng sợ gần chết. Về nhà buổi trưa với gia đình rồi, để Hương dẫn cho xem lại Saigon buổi tối, bắt đầu bằng chầu nước dừa xa lộ ở Thủ Đức, rồi quán Con Gà Quay. Đi ngay không?
Tất nhiên gia đình nhăn mặt với đề nghị của người khách lạ bạo dạn đó, nhưng thằng con xa nhà lâu ngày trở thành « quý khách » muốn gì được nấy. Lúc lái xe ra khỏi garage, còn được bà mẹ dặn dò chu đáo:
- Con nhớ đừng về khuya quá 12 giờ, giờ giới nghiêm họ hay chặn xe đấy! Thời buổi bây giờ nguy hiểm, phải cẩn thận!
Câu nói nhắc nhở cả thực tại của thành phố, những hàng tít lớn trên các báo ngoại quốc vẫn đọc hàng ngày lúc ở xa, dù với tin chiến sự hòa đàm buổi tối ở Tivi, nhưng ngoại ô thủ đô vẫn rung chuyển hàng đêm vì trái phá. Bên trong thành phố đời sống hối hả nhưng vẫn mang vẻ bình thường đứng ngoài lề cuộc chiến.
Sự yên bình tạm thời có lẽ do cuộc hoà đàm Paris mang đến một cách giả tạo. Nhưng lái xe ra đến xa lộ Biên Hòa, nhìn những con đường ngang thấp thoáng hàng dừa của buổi chiều đang xuống, từ chối sự có mặt của cuộc chiến và những dằn vặt lo âu của thành phố bên trong! Ở tay lái, Huân chạy chậm thỉnh thoảng lách vào tay phải nhường các xe GMC hay xe đò chạy đua tốc lực.
Hương vẫn theo dõi nhìn đắm đuối Huân ở tay lái, thỉnh thoảng liếc vào kính xe giữa nhìn đường hai bên, giọng nàng nhẹ nhàng thấm thía:
- Đang nhìn mắt Huân không biết chán, anh biết không?
Huân cảm thấy luồng điện buổi sáng lúc mới gặp Hương lần đầu ở phi trường trở lại cơ thể mình, cô bé Air Vietnam thật nồng nàn quyến rũ! Chàng cũng đổi cách xưng hô như Hương đã bắt đầu từ lúc ngồi ở phòng khách nhà chàng:
- Hương khen quá làm anh phồng mũi lại tưởng mình đang đi tầu bay giấy thay vì lái xe trên xa lộ. Nhưng thôi chỉ anh đường để bắt đầu chương trình đi, uống nước dừa quán nào phải chỉ trước nhé, cho Hương làm thổ công Saigon hôm nay nhé.
Xe chạy
thêm một lúc nữa, trời chiều xuống dần trên mặt xa lộ chạy dài yên tĩnh, cuộn
băng cassette trong xe chơi bài « Trả lại em yêu » thì thầm tha thiết :
« …Con đường Duy Tân cây dài bóng mát…. uống ly chanh đường, uống môi em
ngọt… ». Huân liếc nhìn Hương, cô bé chợt đỏ mặt bối rối, rồi giả vờ yên lặng
nhắm mắt nghe nhạc, cho tới lúc mở mắt thấy gần quán nước dừa hoảng hốt la
to :
- Quẹo vào đây anh, Huân, tí nữa quên mất!
Huân
bẻ cua gắt vào tay mặt, lành nghề đậu xe ngay ngắn dưới tàng cây dừa cạnh quán.
Hương ngồi yên chờ mở cửa. Huân không cảm thấy cần vội vàng xuống xe, vòng tay
sang người con gái ôm nhẹ, đặt nụ hôn lịch sự trên trán mở đường. Hơi thở Hương
dồn dập, đôi môi ướt ngước lên chờ đợi. Huân cúi xuống tham lam trên hơi thở
thơm mềm, cho tới lúc Hương lấy lại tự chủ đẩy nhẹ tay ôm người đàn ông :
- Vào
uống nước đi anh, Hương khát lắm rồi!
Cầu Bình Triệu |
- Anh
thấy như sống trong giấc mơ với ngày đầu tiên trở lại quê nhà, nhiều hôm ở bên
Mỹ buồn quá anh chỉ mơ ước được đi lang thang giữa trời nắng Saigon rồi ghé dọc
đường uống một cốc nước dừa bỏ đá thật mát. Hôm qua anh còn ở San Francisco,
hăm bốn tiếng sau đâu ngờ đã được uống quả dừa tươi đầu tiên ở Thủ Đức, và lại
bên cạnh Hương. Hương hay có những giấc mơ lẩm cẩm như thế không?
Cô bé
trở lại tính nghịch ngợm chế riễu :
- Các
ông đi xa mới có máu văn nghệ như vậy! Chúng tôi ở nhà sống thực tế hơn nhiều,
suốt ngày chạy kiếm ăn tranh sống đã hụt hơi, yêu đương hưởng thụ cũng hối hả,
từ lúc gặp Huân, vẫn thấy ở Huân có cái gì là lạ khác với dân ở đây.
- Chắc
cả thộn hơn nhiều phải không cô bé?
- Hơi
một tí thôi, khó nói lắm, một chút lý tưởng hơi hiếm thấy trong thành phố này bây
giờ, một chút khờ khạo ngây thơ nữa. Coi chừng về đây dễ bị các cô Saigon bóp
mũi lắm!
- Thì đã thấy ngay hôm đầu rồi, Huân trả đũa,
giờ đây gia đình anh chắc đang khai cảnh sát là anh bị bắt cóc ngay trong ngày
đầu về thăm nhà rồi! Nhưng là kẻ tù sung sướng được cô hôtesse hàng không tra
khảo với cốc dừa tươi, và còn sẵn sàng nhận thêm nhiều đòn tiếp theo nữa!
Hương
với tay cấu nhẹ Huân :
- Thôi đi, không vừa đâu ông, mới được khen tí đã tưởng bở, nghèo mà ham!
Những
câu chuyện không đầu đuôi kéo dài như vậy cho đến lúc trời tối hẳn, hai người
ra xe đi tìm quán ăn do Hương đề nghị. Bước vào quán chọn một cái bàn khuất tối,
người bồi bàn chào lịch sự chờ khách gọi thức ăn. Huân chợt thấy mờ đi những cảnh
trí trước mặt, bị thu hút bởi khuôn mặt Hương quyến rũ bên cạnh ngọn nến lấp
lánh, không còn thiết gì đến món ăn, để mặc Hương giọng thanh tú chọn lựa :
- Anh bạn tôi là dân « chết vì ăn » ở
xa về cần nếm đủ thứ các món ngon ở đây, bắt đầu là gỏi tôm, rồi cua rang muối,
gà ướp chao và cơm tay cầm. Thức uống thì ông cho Hennessey và soda.
Huân
không ngờ cô bé sành sỏi như vậy, gọi đủ các món mình thích, kể cả nước uống là
món sở thích của đàn ông cho cái nóng Saigon. Chàng đùa nhẹ :
- Hương sành lắm nhé, chắc hay được rất nhiều ông bạn lịch lãm mời đi ngao du các
quán, nhất là biết gọi cả Hennessey soda, anh phục lắm.
Cô bé cong cớn :
- Là cái chắc. Bộ nhà quê hay sao mà không biết
các ông thích những thứ căn bản đó! Hôm nay cho Huân nếm đủ các món nhậu Thủ Đức,
lúc về Mỹ khỏi thèm và nhất là không trách Hương đã bắt cóc anh bỏ ăn cơm nhà
ngon tối nay của bà cụ.
Các
món được dọn ra đầy bàn, Huân và Hương nhìn nhau trao đổi từng ánh mắt nụ cười,
tiếp cho nhau từng món như hai người tình từ kiếp trước xa cách chợt gặp nhau lại
tối nay.
Lúc ăn xong ra xe, người con gái vẫn
nhỏ nhẹ tha thiết :
- Nếu anh không sợ gia đình trách không về tối nay, mình có thể ghé một villa gần
đây, nhà một tay Chuẩn Tướng, nhưng là bạn quen với Hương rất tiện.
Huân
nhìn kỹ mặt cô bạn, đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác :
- Hương cho anh nhiều bất ngờ quá hôm nay, nhưng cái này thì anh tự ái lắm, không
thể vào nhà một tay bồ lớn của Hương đâu. Mình đi tìm một khách sạn đi.
Người
con gái bất ngờ trở mặt giận dỗi :
- Anh không được nói coi thường Hương như vậy.
Mới gặp Huân hôm nay, Hương đã không hề tò mò về đời sống gia đình riêng của
anh ở Mỹ hay hỏi chuyện bồ hay fiancée của Huân ở đây. Tất nhiên Hương có đời sống
riêng của mình, nhưng mới gặp anh lần đầu chỉ biết tới anh như vậy thôi, không
cần biết tới dĩ vãng hay tương lai của Huân, và đề nghị tôn trọng cả những
riêng tư đó của Hương nữa. Như vậy được không?
Huân
bị bất ngờ chưa biết trả lời cách nào, thấy mình quả thật còn « rất lành »
trước mặt cô bé trong ngày đầu trở về này, thì Hương bớt giận xuống giọng đề
nghị theo ý chàng :
- Thôi nếu Huân không thích thì mình ghé hôtel nào nhỏ dọc đường vậy, chọn chỗ nào
có tầng lầu terrace ở cao đứng ngắm hỏa châu ban đêm cho biết mùi chiến tranh.
Huân cho xe ghé vào một khách sạn ở
ngoài chợ Thủ Đức, ngần ngừ lúc đưa cho người thư ký giữ tấm thẻ ký danh tạm,
theo thủ tục an ninh đòi hỏi ngoài việc điền phiếu lý lịch cá nhân. Hương vẫn
thích thú theo dõi cái ngớ ngẩn của tên con trai ở xa về.
Nhà ở Thủ Đức |
Hai người chọn được cái phòng nhỏ còn
lại ở tầng trên cùng, có balcon bước ra ngoài nhìn trời tối đen ở đàng hông khách
sạn. Nhìn áo Huân đẫm mồ hôi, Hương đã chu đáo đặt cả bia 33 và nước đá. Khi cậu
bé đem bia đá ra khỏi phòng, Huân đóng chặt cửa như bảo vệ cho giang sơn riêng
của hai người. Hương cũng nóng ướt đẫm, quay lưng lại phía Huân chờ chàng cởi hộ
khuy áo. Khi chiếc jupe hồng tuột nhẹ xuống sàn nhà, Hương như hỏa diệm sơn ào
vào tay Huân, quấn quít thân thể người yêu. Thế giới bên ngoài chợt ngưng đọng
lại, cho tới lúc cả hai mệt mỏi sung sướng nằm lau những giọt nước mịn ướt trên
trán của nhau.
Hương nhớ tới lời đề nghị lúc nãy, rủ
Huân ra ngoài balcon nhìn trời đêm Thủ Đức. Ánh đêm man dại kỳ diệu với những
ngọn hỏa châu cháy rực sáng một góc trời ở xa và vài tiếng đại bác ì ầm vọng về.
Quả như Hương nói trước, vẻ yên bình của thủ đô ban ngày đã chấm dứt, cuộc chiến
ở ngay cạnh thành phố mỗi đêm. Cho hoàn cảnh một thằng đi xa trở về và được sống
một ngày đam mê, Huân chợt thấy mặc cảm mình sống vô tình tội lỗi, kể thật tình
những ý nghĩ cho Hương nghe. Nàng lại cho Huân một ngạc nhiên khác, bằng sự thản
nhiên lúc nghe Huân kể và kết luận gỡ rối cho ngững ý nghĩ miên man trong đầu
chàng :
- Huân lại nghĩ nhiều quá rồi, nhất là bàn điều lý tưởng không hợp với cách sống ở
đây. Để sống, người ta phải đừng nghĩ đến ngày mai, Huân đừng tự trách mình với
sự vắng mặt, mặc dù Hương hiểu lúc này anh đang nghĩ gì. Ở trong thành phố này,
nhiều tên có mặt còn đang tàn phá gấp mấy lần sự thụ động vắng mặt. Anh nên quên
đi cái ý nghĩ đó trong mấy tuần tới đây ở nhà, lúc về lại Mỹ cố làm xong những
dự định một cách chu đáo. Điều cần nhất là lúc trở về đây hẳn, Huân phải thực tế
và tàn nhẫn hơn bây giờ. Huân chưa được trang bị đủ để về nhà làm việc với
giang hồ, em nói thật đó.
Những
lời nói dịu dàng của người tình một đêm như bài học đời quý giá nhất chưa từng
nghe bao giờ. Cuộc tình bỏng cháy tiếp tục suốt đêm sau những lời đó, để lại dấu
vết khó quên của đêm dài Thủ Đức trong cơ thể. Thêm vào, từng lời đó của Hương
vẫn ám ảnh chàng trong vài tuần còn lại trong chuyến đi đó ở Việt Nam, sau này
lúc sang lại Hoa Kỳ, và kéo dài nhiều năm tháng lúc Huân đã ra đời làm việc và
thỉnh thoảng khắc khoải trong ý nghĩ của một ngày trở về, mặc dù biến cố tháng
tư năm 1975 đã đẩy lùi dự định khắc khoải đó vào một chốn tương lai xa xăm!
Trong
những năm tháng tiếp nối, hình ảnh đêm xuống ở Thủ Đức với người con gái tuyệt
vời không bao giờ gặp lại vẫn sống mãi trong ký ức chàng, như dư vị đậm đà của phim « Summer of ‘42 » đã
xem một đêm nào ở thành phố Philadelphia, còn ghi dấu bao kỷ niệm của những
ngày du học ở University of Pennsylvania.
Cho mùa hè 1973,
VŨ HOÀNG GIA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét