Mùa tựu trường nhớ thầy cũ:
(một số bài do
Nguyễn Duy Vinh sưu tầm, riêng tặng Đỗ Đức Viên)
Trong
lúc chưa tìm được nguồn cảm hứng để viết một bài về mùa thu, tôi có thu nhặt được
một số bài do các nhà văn nổi tiếng viết hoặc dịch và tôi xin lần lượt trình
bày dưới đây với mục đích duy nhất là cố đem đến cho người đọc một vài giây
phút thoải mái.
Bài
đầu tiên là bài thuộc loại “classique” nổi tiếng của Thanh Tịnh, bài “Tôi đi học”
Hằng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây
bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi
không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như
mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý
tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày
nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần
đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi
sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay
tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm
lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bài tiếp là bài “La rentrée des classes” của văn hào
Anatole France, xin xem bài dịch phía dưới.
Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans,
le ciel agité de l'automne et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui
frissonnent, je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le
Luxembourg dans les premiers jours
d'octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais, car c'est le
temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues.
Ce que je vois dans ce jardin, c'est un petit bonhomme
qui, les mains dans ses poches et sa gibecière au dos, s'en va au collège en
sautillant comme un oiseau. Ma pensée seule le voit, car ce petit bonhomme est
une ombre : c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt-cinq ans.
...Maintenant qu'il n'est plus, je l'aime bien. Il
était bien étourdi, mais il n'était pas méchant et je dois lui rendre cette
justice qu'il ne m'a pas laissé un seul mauvais souvenir. Il est bien naturel
que je le regrette ... et que mon esprit s'amuse à en ranimer son souvenir.
Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il
traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le
cœur un peu serré : c'était la rentrée.
Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos et sa
toupie dans sa poche. L'idée de revoir ses camarades lui remettait de la joie
au cœur. Il avait tant de choses à dire et à entendre ! ... Et puis c'est si
bon de retrouver des camarades.
Combien il lui tardait de revoir Fontanet qui, pas
plus gros qu'un rat et plus ingénieux qu' Ulysse, prenait partout la première
place avec une grâce naturelle ! ...
C'est ainsi qu'il traversait le Luxembourg, dans l'air
frais du matin.
Tout ce qu'il voyait alors, je le vois aujourd'hui.
C'est le même ciel et la même terre ! Lui
seul n'est plus.
... C'est pourquoi, à mesure que je vieillis, je
m'intéresse de plus en plus à la rentrée des classes ...
Bài dịch tôi không biết tên tác giả, tìm được trên mạng
:
Tôi sẽ nói với bạn điều mà hằng năm làm cho tôi nhớ lại,
đó là bầu trời mùa thu vần vũ, những bữa ăn tối dưới ánh sáng ngọn đèn và những
chiếc lá bắt đầu vàng trên hàng cây lay động ; tôi sẽ nói với bạn điều mà tôi
trông thấy khi tôi băng ngang khu vười Lục-xăm-bảo ( Luxembourg, Paris VI ) trong
những ngày đầu tháng mười ; lúc bấy giờ khu vườn hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết
; vì đó là lúc lá vàng rơi từng chiếc trên bờ vai trắng của những pho tượng .
Điều mà tôi thấy lúc bấy giờ trong khu vườn ấy, đó là một cậu bé, hai tay thọc
vào túi, và cặp da trên lưng, đi tới trường vừa nhảy nhót tung tăng như một con
chim sẻ . Chỉ có trí tưởng của tôi trông thấy cậu bé ấy mà thôi ; vì cậu bé ấy,
chính là một cái bóng ; đó là cái bóng của chính tôi cách đây hai mươi lăm năm
.
...Cách nay hai mươi lăm năm, cùng lúc này, cậu bé ấy
băng ngang khu vườn xinh đẹp kia trước tám giờ để tới trường . Cậu ta cảm thấy
lòng se thắt vì hôm ấy là ngày khai trường .
Tuy nhiên cậu ta nhảy tung tăng, sách vở mang trên
lưng, và con vụ (con quay) trong túi . Ý tưởng gặp lại bạn bè làm cho cậu ta cảm
thấy vui ngay trong lòng . Cậu bé sẽ có biết bao câu chuyện để nói và để nghe .
Thế là cậu bé băng ngang vườn Lục-xăm-bảo trong cái
mát mẻ của buổi sáng . Những gì cậu bé trông thấy lúc bấy giờ, hôm nay tôi
trông thấy lại .
Cũng cùng khung trời và cùng lối đi, cảnh vật còn giữ
linh hồn của ngày xưa, linh hồn đó có làm cho tôi vui, làm cho tôi buồn và làm
cho tôi bâng khuâng ; duy chỉ có cậu bé ấy, ngày nay không còn nữa . Vì vậy khi
tôi ngày càng già đi, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới ngày khai trường.
Và đây là một bài nữa chép từ quyển Tâm Hồn Cao Thượng
do ông Hà Mai Anh dịch, bài này hầu hết các bạn ở “đội ngũ” tuổi U70 đều biết :
Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng
qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp
ba. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố
nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh
vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, cảnh binh
và người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.
Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai,
tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy giáo lớp hai tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ
hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi :
- Enricô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?
Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến
tôi thêm chạnh lòng …
Trong một bức thư viết cho con là Enricô, có đoạn dịch
thật hay của ông Hà Mai Anh mà tôi nghĩ với tình cảnh quê hương Việt Nam hiện
nay, tôi cũng xin chép lại dù nó không liên quan đến ngày tựu trường :
Tại sao con yêu xứ sở của con ? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy
nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao ? Tôi yêu xứ sở của tôi
vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy ; vì nguồn máu trong huyết quản của tôi đều là của
người ; vì trong khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ
tôi thương, mà cha tôi trọng ; vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển
sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn chung sống với tôi,
cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà
tôi đã trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi
quí, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Bây giờ còn bé, con chưa hiểu thấu được thế nào là
lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng tựa
bao lan tàu con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ
con sẽ thấy tràn lệ cảm ở trong lòng con dâng lên và miệng con buột ra những tiếng
kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt
nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui
giục, tự nhiên con đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con nghe thấy người
ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa,
nếu một ngày kia, nước địch vô cớ giày xéo vào đất ta ; lúc ấy con sẽ thấy nào
cha hôn con khuyên câu “dũng cảm”, nào mẹ tiễn con hẹn lúc “khải hoàn”.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những
đội quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá cờ
quốc gia (…) bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao
cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người
ta ném hoa mừng và hô những lời chúc tụng.
Con ơi ! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc.
Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Ví một ngày kia, ta trông thấy con
về trận được an toàn, nhưng được tin con đã lẩn lút để tránh cái chết, thì cha
đây, cha vẫn đón con lúc đi học về bằng tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón
con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ
đâm tim mà thác cho rồi!
Cha
của con
Rồi lại còn bài này thật hay của nhà văn Nguyễn Khắc Mẫn
trong quyển truyện ngắn Nỗi lòng (các bạn có thể tìm đọc được cả quyển trên
trang mạng Việt Nam Thư Quán) :
Mồng một tháng chín tây. Ngày khai trường. Trên đường
cái học trò hớn hở cắp sách đi học. Đã hai tháng rưỡi, hôm nay mới lại thấy các
cô bé, các cậu bé, họp từng bọn đi với nhau, nói cười vui vẻ. Khác ngày thường,
là bên cạnh những bạn trẻ nhanh nhẹn, liến thoắng, ta thấy những học trò ngây
ngô, ngơ ngác, rụt rè đi sau ông cụ già hay người lớn tuổi. Đấy là các cậu học
trò mới theo cha anh đến trường xin học.
Với những bức tường mới quét vôi lại sáng sủa, với cái
sân rộng sạch sẽ, cỏ cắt sát mặt đất, trường có vẻ mới hẳn.
Trong sân trường, vẻ tấp nập lại hiện ra. Các cậu bé
chạy, nhẩy, đuổi nhau, gào thét. Các cậu nhớn ra vẻ đứng đắn hơn họp lại từng bọn,
nói chuyện về các thú vui của mình trong những ngày nghỉ. Những người mới học một
năm ở lớp nhất và thi hỏng kỳ mới rồi, lại bẽn lẽn cắp sách đi học, đứng riêng
ra một góc trường. Còn học trò mới thì đứng ngây người ra xem các học trò cũ cười
nói nô đùa, ước ao được vào học như họ, hoặc đi lại trước cửa các lớp, nhìn vào
những dẫy bàn ghế kê có thứ tự, những địa đồ tranh ảnh treo trên tường.
Tôi xin ngừng đây và sẽ cố gắng tìm cảm hứng để viết một
bài về mùa thu trước khi … tuyết rơi…
Thân ái,
NDV
PS các bạn nào có những bài về ngày tựu trường xin
đóng góp thêm nha…
Cám ơn Vinh.
Trả lờiXóaCảm động.
Mai mốt có dịp, Vinh đàn, Viên ngồi bên kể chuyện, Đất Lạnh ngày xưa. Chắc cổ thụ, đại thụ phải tổ chức cho mình đánh đàn và nói chuyện mỗi tháng mỗi tuần. Gần một nửa thế kỷ, đâu đàn hay nói soixante minutes là xong.
Mấy cháu ĐL nhỏ cũng không biết chú nào là chú Vinh, chú nào là chú Viên vì nhìn vào qua song, sao anh ốm yếu ho hen.
Nhưng hình như mình cũng còn ăn khách lắm. Đừng nói cho ai biết. Chuyện đàn bà nó lẩm cẩm lắm.
Trưa đi ăn. Khi về, nghe,
cô nào hát, hôm nay mình có nhau, ngồi bên ly rượu đào.
Vinh biết Đất Lạnh của mình nó như vậy, sắc sắc, không không.
Tôi cũng không hiểu hai từ này nghĩa gì, nhưng dùng như bùa hộ mạng để khi cần nói về Chánh Niệm.
Thôi nhé.
Bài trả lời của tôi cũng dài gần bài anh, nhưng nhiều Tham Sân Si.
Trân quý.
Viên.