Lời nói đầu. Đây là một bài viết về cảm nghĩ cá nhân của một cựu sinh viên Laval (cũng là cựu sinh viên McGill và UDM) đến dự Họp-Mặt 2013 nên có thể có rất nhiều thiếu sót và dĩ nhiên không phản ảnh hết tâm tình của tất cả 225 cựu sinh viên liên trường và thân hữu. Họp-Mặt 2013, ngoài văn nghệ, còn có rất nhiều sinh hoạt trong 3 ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật 9, 10, 11 tháng tám và có rất nhiều đóng góp của các anh chị trong và ngoài BTC. Nhưng vì người viết bài bận việc, không dự các sinh hoạt này hay không có khả năng, nên không dám có viết bài và có ý kiến về những sinh hoạt này. Xin thành thật nhận lỗi những khiếm khuyết có thể gây buồn lòng cho một vài anh chị. Mặc dù người viết là một thành viên BTC và là Trưởng Ban văn nghệ và MC nhưng vì là ý kiến cá nhân, nên hoàn toàn không liên quan đến BBT Đất Lạnh và BTC Cựu Sinh Viên Liên Trường và Thân Hữu 2013. Bài viết chỉ mong các anh chị em SV và thân hữu tìm được một sự nồng ấm nào đó của ngày tháng cũ. Một niềm hi vọng đã vươn lên là có những người trẻ tuổi sẽ nối tiếp Họp mặt 1997, 2007, 2013 để tình bằng hữu mãi mãi trong chúng ta.
Năm nay Họp-Mặt Cựu Sinh-Viên Liên-Trường và
Thân-Hữu nên có nhiều khuôn mặt mới và rất nhiều promos khác nhau. Bầu không khí có phần sôi động.
Đủ các bộ môn sinh hoạt.
Nào là triển lãm tranh ảnh độc đáo của các họa sĩ
và nhiếp ảnh tài danh có rất nhiều người xem. Không những tất cả người đến
tham dự họp mặt mà ngay có cả những khách ở Québec cũng đến xem. Một thành
công đáng được ghi nhớ. Thật bõ công cho ĐVThế Hiển, Nguyễn Tài và các họa
sĩ và nhiếp ảnh gia đã vất vả sửa soạn phần này. Đặc biệt phải nhắc đến “Gái Laval bên song cửa”, Phạm thị Thanh
với chủ trương “ta về ta tắm ao ta”,
đã đem một phần collection cá nhân tranh của họa sĩ NNDũng đến HM để bạn bè
được thưởng lãm. Ngoài ra, còn có các chị Tâm Hạnh, Cẩm Hạnh, Hoàng Ánh,
Hoàng Yến, anh PĐChí, cùng một số các anh chị khác đã âm thầm giúp đỡ trong
việc trang hoàng, chuyên chở và tháo gỡ tranh ảnh.
Nói đến cái hay của triển lãm hội họa nhiếp ảnh mà
không nói đến báo Đất Lạnh thì như người tài tử có thơ mà không có rượu. Đất Lạnh
là một diễn đàn nối liền tất cả các anh chị em cựu sinh viên, dù tham dự HM
2013 hay không cũng có thể tìm lại được
cái rung cảm, tâm tình của thời tuổi trẻ sinh viên.
Đất Lạnh với những bài văn, bài thơ chân tình lai
láng của Phạm Đỗ Chí, Lê Khắc Huy, Nguyễn Duy Vinh, Dương Tâm Chí, Phạm Thị
Thanh, Ngô Quang Thắng, Dạ Lan, Võ Trung Khoa. Lại có những bài hài hước của
Nguyễn Duy Vinh và thi sĩ Ba Đầu Rùa. Nghĩa là đủ sắc thái.
Đọc Đất Lạnh 2013 để biết được dư âm, hình ảnh và
những tâm tình luyến lưu Hậu Họp Mặt, cùng một số chủ đề khác không kém phần hấp
dẫn như mục giới thiệu Tự Lực Văn Đoàn với bộ tuyển tập của hai tờ tuần báo
Phong Hóa và Ngày Nay.
Có Đất Lạnh, có
dư âm họp mặt, có những nỗi niềm được tỏ bày. Đọc dư âm họp mặt của Lộ Công,
Đỗ Đức Viên, Phạm Thị Thanh, Tô Thu Hà, Ngô Quang Thắng, Đinh Thị Hồng, Phạm Cơ,
Bùi văn Tâm, Bùi Hoàng Anh, Trần Thanh Toàn, Phạm Đỗ Chí, NDV, BMT, TQ, MH và các anh chị khác thấy ai cũng luyến lưu họp mặt.
Trong tình bằng hữu, xin mời các anh chị, các bạn
tiếp tục vào Đất Lạnh 2013 để thưởng thức một số bài vở mới và tùy bút của các
cựu sinh viên liên trường mà ĐL đã và đang tiếp tục nhận được.
Theo lời anh Lưu Quang Trung, trưởng ban Báo
Chí, Đất Lạnh 2013 đã thu hút được rất nhiều người đọc từ Canada, Mỹ, Việt
Nam, Russie, đến tận Úc, Pháp, Đức, Serbie, Danmark và Pays-Bas.
Hội hoạ nhiếp ảnh và báo Đất Lạnh đã quá đặc sắc, không ai có thể phủ nhận được. Thế còn văn nghệ thì sao? Có đem lại cái hương vị nồng ấm của họp mặt và những niềm vui trong tâm tưởng của cựu sinh viên liên trường hay không?
Câu trả lời rất
khó, tùy theo quan điểm của mỗi người.
Với ý nghĩ cá
nhân của người viết bài:
Họp mặt là tìm lại
những ngày tháng sinh viên niên thiếu,
người cũ, trường xưa, nhìn những promos trước và promos sau của mình.
Tìm lại cái rung động của tuổi trẻ và nhìn thấy sự đóng góp nhiệt tình của những
người trẻ là mình cảm thấy mình đã tìm lại một quãng đời ngày niên thiếu của
chính mình.
Có nghĩa, người
đến họp mặt, nếu đem tâm tình chia xẻ, sẽ không thấy mình cô đơn, mà sẽ cảm thấy
lưu luyến những ngày họp mặt êm đềm ngắn ngủi. Còn nếu chỉ nhìn hoàn toàn về khía cạnh văn nghệ, thì mình sẽ cảm thấy trống vắng,
không che lấp tâm tình mình được, mặc dù văn nghệ có đủ sắc thái ca vũ nhạc, vọng
cổ ngậm thơ đặc sắc. Cái tâm của mình mới dẫn cái cảm quan của mình.
Văn nghệ HM
không phải là một chương trình Thuý Nga. Cái sắc thái quyến rũ của văn nghệ họp mặt là cái tình trải rộng của những đồng môn cũ muốn
chia xẻ một quãng đời niên thiếu dưới mái trường đại học thân yêu.
Để những anh chị
không dự họp mặt có được một cái nhìn rõ ràng hơn và chia xẻ rung cảm của các bạn
cũ, người viết xin có vài hàng về buổi
văn nghệ thứ bẩy.
Thứ
bẩy 10 tháng 8 2013
...Trong Grand Salon tiếng nói cười rộn rã. Bạn bè
cũ gặp nhau tay bắt mặt mừng…
Những anh chị trả lời điện thư của BTC về việc xếp
chỗ ngồi chung với bạn, đều được xếp bàn như ý muốn. Một số anh chị quên không trả lời thư của BTC đều không có
bàn sẵn để tên mình. Thế nhưng ai cũng có chỗ ngồi đầy đủ. Ngoài ra, một số anh
chị quên trả lời thư hay không ghi danh trước cũng được BTC thu xếp với nhà
thầu Laliberté để có thêm được 2 bàn (không có dự trù trong chương trình). Các chị phụ trách ghi danh và tiếp tân đã rất sốt
sắng giải quyết khi gặp những khó khăn này. Cuối cùng hơn 225 khách đã có
chỗ ngồi đầy đủ. Mỗi bàn tám người, ngoại trừ hai bàn văn nghệ lên đến 10
người, và có một số anh chị muốn được ngồi chung với các bạn bè lâu không gặp…
Với những khó
khăn này, buổi tối văn nghệ thứ bẩy
đã khởi đầu chậm trễ
hơn 30 phút và vài màn văn nghệ đã tự nguyện cắt bỏ bởi các anh chị em nghệ sĩ.
Năm nay chủ đề Họp-Mặt Liên Trường và Thân Hữu nên có nhiều khuôn mặt mới.
Những promos 84-89 từ Laval và Sherbrooke: như Tố Quyên, Eric Trí, Võ
Trung Khoa, Đinh Thị Hồng và một số bạn SV
trẻ như Minh Phượng & Phùng Tuấn, Quỳnh Mai & Võ Anh Danh, Phạm Phú
Hoàng & Ngô Duy Cẩm Li, Đinh Quang Huy & Kim Phượng (thân hữu), Monica
Diệu & André Phan Việt, Vū Diệu Hiền, Vũ Hồng Vân & Pierre Ducharme,
Nguyễn An Hoà, Nguyễn Tài, Trần Thị An & Võ Anh Dũng, Minh Lan.
1979 có Đinh Thị Kiến Hoà.
1971 có Phạm Thị Thanh, Nguyễn Văn Nhi, Trương Cẩm Vân, Nguyễn Thị Hồng,
Lâm Quang Hồ, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Văn Nhi, Đỗ văn Hạnh, Nguyễn Bình, Phạm
Thành An, Nguyễn Thành Hưng, Lại văn Sơn, Lê Hoàng Tiến, Nguyễn Tiến Hóa.
Những
khuôn mặt cũ của promo 1971 như Nguyễn Vĩnh Nhựt, Võ văn Đạt, Khổng Trung Đồng,
Hồ sĩ Tuấn Dũng, Nguyễn Minh Quang, anh em Lê Quang Tú & Lê Đức Lưu đã gặp
mặt từ 2 tuần trước trong họp mặt sinh nhật 60 tuổi tập thể của promo 71 ở
quán Ba Miền ở Montréal, hôm nay lại vắng mặt.
HM
2013, năm nay, tiếc không gặp được Trình Trí Đình, thi sĩ trung học Nguyễn
Đình Chiểu và nữ sĩ Hoàng Liên Hoa cùng Vọng cổ chi bảo Thuý Phượng xứ Houston
và anh chị Sơn & Phương ở Hamilton, Kim Anh, Mai Dung, Mai Hiền.
Promo 1971, có hơn hai mươi kiều nữ và khoảng năm mươi chàng trai “ lòng chợt từ bi bất ngờ”. Nghĩa là đi qua khung cửa “ tu viện Lacerte” mà về đến “ Parent giáo đường’’ là lòng mềm, thầm hát câu “ Con quì lạy chúa trên trời … Sao cho con lấy được người con thương…’’.
Promo 1970 có Dương Tâm Chí, Đặng Phước Phi, Lê Phan Phụng, Trần
Mộng Cương, Bùi Mỹ Trang, Đặng Vũ Thế Hiển.
Promo 1970, nổi tiếng là có nhiều văn nghệ sĩ. Năm nay TMC, BMT, DVTH va DTC đóng góp rất nhiều cho văn nghệ và báo chí. Chỉ tiếc thiếu thư sinh Đinh Ngọc Bôi, người đã từng đóng hoạt cảnh “Em đi chùa Hương’’ với các chị Chi (vai thiếu nữ), Thanh (vai Mẹ) và DVTH (vai Bố)
Promo 1968-69, có những
khuôn mặt quen thuộc của Lacerte năm nào: Bùi Hoàng Ánh và Đỗ Kim Liên. 1968
có Trần Minh Dũng, Chung Duy Ân, Nguyễn Hồng Cương, Dương Tâm Nghiêm,
Trương Phục Quốc, Trần Trí Dũng.
Promo 1966-67 cũng không kém phần đông đảo với Đinh Thị Kim Thuận,
Trần Thanh Toàn, Phạm Thị Quốc Uy, Nguyễn Duy Vinh, Hoàng Thị Lan, Lưu Quang
Trung, Nguyễn Thị Hạnh, Lâm Hồng Hà, Tô Thu Hà, Phạm Đỗ Chí, Guy Hồ Văn Hạp,
nhưng lại thiếu Tô Xuân Kỷ và Võ Ngọc Đỉnh. 1965 có Ngô Quang Thắng. 1964
có Đỗ Đức Viên. 1963 có chị Nguyễn
Thị Sen, các anh Bùi văn Tâm, Lê Khắc Huy, Trần Khánh Thoại, Đỗ Quyên, Lê Văn
Long. Nhưng lại thiếu các anh Lê Đình Nam và Trần Bửu Long. 1962 có anh Phạm Cơ, chị Hồ thị Diệu
Phương. 1961 có anh Lê Văn Định. 1960 có các anh Trần Đình Khương, Lộ
Công Mười Lăm và 1959 có sư huynh
trưởng tràng Nguyễn Ngọc Định cũng là Trưởng ban tổ chức họp mặt 2013.
Về
phần Poly-Montréal
có Lê Văn Ngàn, Phạm Thông, Trần văn Thông, Huỳnh Mẫn Hồng, Châu Trần Trung
Chánh, Phạm Thế Long, Chung Duy Minh, Võ Bách, Trần Ngọc Việt, Bùi Đắc Phước. HEC có Vĩnh Bửu Trang.
Bùi Đắc Phước là một cứu tinh cho đêm văn nghệ bỏ túi thứ sáu. Nhờ có anh, phần âm thanh mới điều chỉnh được vì nhân viên kỹ thuật của Laval hơi thiếu kinh nghiệm. Đêm văn nghệ bỏ túi thứ sáu được trình diễn bởi những giọng ca đầy nồng ấm kỷ niệm như Chung Duy Minh Nguyễn Duy Vinh, Bùi Văn Tâm, những tiếng hát xuất sắc như Mai Thi (vợ BDP) , Trần Xuân Mai ( vợ Trần Minh Dũng) , những trình diễn đặc sắc như Bùi Hoàng Anh trong bản vọng cổ Dương Quí Phi - An Lộc Sơn, Ngâm thơ của Đào Thanh Hương, những tiếng hát thân hữu như Eric Giầu, Đoàn Phụng Hiến, Lê Khắc Nghị, Bùi Xuân Mai, Lê Thu Hà, Bùi thế Phụng và các anh chị em khác. Đặc biệt là nhà thơ Thế Vũ không ngâm thơ mà lại hát vọng cổ … Nàng Laval...Phần đệm nhạc do nhạc sĩ Lê Đại Quang phụ trách. Phần nhảy CD do Phạm Cơ phụ trách. Anh Cơ đã cố giúp nên quên cả ăn tối.
Ottawa có Nguyễn Cẩm Hạnh, Hoàng Tâm Hạnh, Nguyễn Hữu
Lâm, Hải Tần.
HM năm nay tiếc quá không có anh Lê Phan Lân. Anh Lân là một cựu SV Ottawa, năm xưa, khoảng 78-79, cùng với Nguyễn Thành Liêm SV Laval, đã là những sáng lập viên của văn nghệ Hầm Lú – Montréal, nơi đã từng là bước khởi đầu cho những ca sĩ nổi tiếng Xuân Mai, Thanh Hà (bây giờ là Thái Hà), Thanh Hằng ...
Sherbrooke
có chị Nguyễn
Thị Kim Đoan, Trương Anh Tuấn, Trần Thiện Tứ. Toronto có Võ Đại Thiện.
Suisse có Nguyễn Thành Tri, Lâm Ngọc Vân. Belgique có Trần Viết Huy, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Mỹ Huệ. France có Thái Văn Tường, Hélène Kim.
Thân hữu đến từ Montréal: có Bùi Thể Phụng, Nguyễn Thị Oanh, Vợ chồng Vũ Phụng,
Chị Vân & Chị Quí, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Tuyết. Các anh chị
trong nhóm nhạc của Trần Mộng Cương, Lê Đại
Quang và Trần Viết Huy.
Thân hữu đến từ Ottawa: Trương Kim Lan, Trương Thành Tuấn Quí, Lê Kim
Lan, Vũ Thị Vinh, Trương Tuấn Khoa, Trương Kim Yến.
Còn có rất nhiều cựu sinh viên và thân hữu khác mà
chúng tôi không gặp mặt được hết.
...Tiếng nói chuyện rộn ràng ... Laval và liên trường...Trẻ
và đứng tuổi. Trong cái cũ có cái mới…
…18h40, lời mở đầu của trưởng ban tổ chức Nguyễn Ngọc
Định (người trưởng tràng lúc nào cũng lo lắng cho đại gia đình Laval), gửi lời
chào đến tất cả các anh chị đến dự họp mặt dù xa xôi cách trở và tình trạng
khó khăn.
Ở xa đến từ San Francisco có anh Lê Khắc Huy,
Anh Hai Huy một người học xuất sắc của promo Laval năm 1963, về VN từ 71, sau dạy đại học Phú Thọ và khó khăn lắm sau mấy lần vượt biên mới qua lại được đất Bắc Mỹ. HM 2013 trở về để tìm lại bạn cũ Laval.
Rồi đến chị Bùi Hoàng Ánh đến
từ Pháp.
Nơi nào có tiếng ngâm thơ Hoàng Ánh là mùa xuân sẽ ấm áp trong tim người Đất Lạnh tình nồng
Rồi đến Anh Phạm Đỗ Chí đến
từ Việt Nam.
Phạm tiên sinh nghìn trùng xa cách, từ nửa quả địa cầu, đã không quản ngại đường xa, từ Việt nam đến với họp mặt 2013 ở Laval để nối vòng tay lớn, tìm lại những ngày tháng xưa. Gặp lại rất nhiều bạn cũ, nhưng những HH Kiệt, Dũng bầu, cậu Vinh 2 cóc, Hùng Khải đã không còn nữa. Còn Võ ngọc Đỉnh, Tô xuân Kỷ (hai trong bốn thành viên Du Ca) cũng không thấy đâu. Hy vọng năm nay, đàn tranh Québec sẽ sưởi ấm lòng người khách lỡ đường.
Tiếp đến là anh Đỗ đức Viên
đến từ Montréal. Nhắc đến Đỗ Đức
Viên, cả phòng chợt im lặng, nỗi cảm động tràn đầy.
Nhà văn và nhà thơ Đỗ Đức Viên, một đời tận tụy với Đất Lạnh, dù tình trạng sức khỏe không được tốt, cũng có gắng lấy bus từ Montréal xuống Québec, rồi taxi đến Họp Mặt 2013 để tìm lại người cũ trường xưa. Đến với họp mặt, đọc mấy văn thơ của Đỗ Đức Viên lòng người sinh viên Laval nào mà không cảm động. Tức cảnh sinh tình, người viết có vài câu gửi tặng nàng Laval và Đỗ Sinh:
Hoàng Lan là thuở ban đầuĐỗ Sinh nho nhã nhịp cầu tìm aiSân trường ngày ấy sóng vaiGọi em là đóa hoa mai tình sầuÁo em anh vẫn nhớ mầuMàu xanh, màu đỏ là mầu anh thươngPhiến sầu anh gửi sông HươngBốn mươi năm lẻ, vấn vương mai vàng
Sau lời chào mừng quan khách của trưởng BTC là nhạc
CD
…
Nhạc CD với một số điệu nhảy đặc sắc do Valentino Phạm Cơ phụ trách. Một số cặp
ra sàn nhảy, dìu nhau trong tiếng nhạc...cho hâm nóng bầu không khí...!
Năm
nay Nguyễn Đình Cường, cựu Laval 71, McGill và UdeM được BTC Họp mặt 2013 mời
làm trưởng ban văn nghệ và kiêm MC của buổi tối văn nghệ thứ bẩy cùng Đặng Vũ
Thế Hiển (Laval 70), với sự phụ giúp của MC duyên dáng Bùi Mỹ Trang (Laval 70)
và MC Trần Ngọc Việt (Poly 70).
19 h50, chương trình văn nghệ được mở đầu với lời cảm
ơn gửi đến 45 anh em nghệ sĩ và lời chào nồng nhiệt đến 225 khách dự họp mặt. Để
nói lên tinh thần "young at heart" của các bô lão sinh viên lúc nào "the love song goes on", NDC có đọc mấy câu thơ vui cũng khán giả
Sáu mươi là tuổi dậy thìBảy mươi là tuổi mới đi vào đờiTám mươi là tuổi ăn chơiChín mươi là tuổi nhìn trời xem saoMột trăm tuổi vẫy tay chàoMấy em ở lại, anh vào Websites
Để thể hiện cái sức sống mãnh liệt ấy, NDC mời nhóm
Columbo 63 Bùi Văn Tâm và các bạn Nguyễn thị Sen, Lê Khắc Huy, Trần Khánh Thoại,
Phạm Thông, Trần Minh Nguyệt và Nguyễn Quang Quý lên hợp ca một bài hát thật
vui điệu Twist .... "90 năm cuộc
đời" của Y Vân để đánh dấu một bước đường dài 50 năm đã trải qua của
những người sinh viên trên đất khách quê người mà bây giờ đã nhận nơi này là
quê hương. Bài hát được đệm do hai nhạc sĩ Nguyễn Duy Vinh, guitare và Trần Mộng
Cương Keyboard. Với giọng nói đầy cảm động, Bùi văn Tâm và Nguyễn
thị Sen lần lượt phát biểu ý kiến và sau đấy nhóm 63 bắt đầu hợp ca, khán giả ủng
hộ hết mình.
50 năm là một quãng hành trình khá dài. Cái quá khứ đầy kỷ niệm, hình ảnh của những ngày mới sang Canada, người đi Laval, kẻ đến Montréal, người về Sherbroke. Không chỉ riêng nhóm 63, lòng người cựu sinh viên nào cũng nao nao nhớ về một hình ảnh êm đẹp. Tiếng hát không nhịp nhàng ư? Khán giả không cần biết. Chỉ biết tiếng lòng của họ đã cất lên. Những người chưa một lần lên sân khấu mà đã làm rung động cái tình của người sinh viên họp mặt. Quãng đời 50 năm là một hành trình của một số promos đã qua, và những promos sắp đến. Riêng tôi, tôi cho đó là một đánh dấu của HM. Là một phần thưởng tinh thần cho những ai lưu luyến về kỷ niệm.
Tiếp nối chương trình, NDC mời anh Trần Thanh Toàn
lên nói vài lời về nhóm du ca Québec. Anh Toàn lúc nào cũng élégant, anh kể về nhóm Du Ca của những
năm 67-71 với 4 thành viên Nguyễn Duy Vinh, Trần Thanh Toàn, Võ Ngọc Đỉnh và Tô
xuân Kỷ trong những thập niên 60 và 70. Đáng tiếc, VND và TXK đã vắng mặt ngày
hôm nay. Sau đó, anh Toàn đã trình bày bài Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn qua tiếng
đàn đệm của anh Vinh.
Trần Thanh Toàn là một tiếng hát quen thuộc của sân khấu Québec. Tôi đã được nghe những bài Trịnh Công Sơn anh hát. Hạ trắng. Lời thật đẹp. Kỷ niệm. Còn Nguyễn Duy Vinh là một người đàn anh, tôi rất thích. Anh viết nhiều bài sâu sắc chính trị có, hài hước có, Có lẽ tôi yêu Nguyễn Duy Vinh, Ngô Quang Thẳng, Ngô Quang Bình (Ngô Thụy Miên cũng là bào đệ của anh Thắng) là vì họ là những người đàn anh ở trung học Nguyễn Trãi – Saigòn. Cũng như các anh, tôi có cái may mắn là được học nhạc với thấy Tiến (nhạc sĩ Chung Quân của bài Làng tôi) và học vẽ với thầy Thịnh đen. Cái móc nối ấy, có phải là kỷ niệm không?
Người MC thứ hai là Đặng-Vũ Thế-Hiển, anh lần lượt
giới thiệu Bích Ngọc trong bản Tình Ca của Phạm Duy và Mỹ Hào trong bản Những
đồi hoa sim của Hữu Loan trong tiếng keyboard của Trần Mộng Cương
Bích
Ngọc, vợ của danh hài Chung Duy Ân (Laval 68), trình bày bản Tình Ca của nhạc
sĩ họ Phạm, giọng Bích Ngọc trong sáng quyến rũ mặc dầu chị ít xuất hiện hiện
trên sân khấu. Rồi đến Mỹ Hào, người mà MC DVTH gọi đùa là Nữ Hoàng Rumba, trong bản « Những
đôi hoa sim ». Tiếng hát quen thuộc của sân khấu các tư gia Montréal. Một
vài năm nữa, có lẽ Như Quỳnh phải mời Mỹ Hào hát
song ca Áo tím đi lấy chồng trên sân khấu Xing Jin Hua.
Nhóm trẻ Québec có năm màn trình diễn. Màn đầu tiên là tiếng đàn tranh của nữ sĩ
Trương thị Nam. Với lời giới thiệu óng ả, DVT-Hiển đã nói về đàn tranh 16
strings, 17 strings. Đàn của nữ sĩ họ Trương có 17 strings và cô trình bày Lý
hoài xuân & Lý tình tang.
Tiếng đàn tranh réo rất gợi những niềm thương nhớ khôn nguôi. Lòng người lữ khách có sầu có cảm, có yêu có nhớ, có thương có hờn hay không. Khách phương xa từ Việt Nam có cảm cái nét đàn tranh quyến rũ của Québec?
DVTH cũng là một nhà thơ của Đất Lạnh với bút hiệu
là Thế Vũ, đã làm ngạc nhiên và thích thú cho hội trường. Bài thơ sinh nhật gửi
người trưởng tràng Nguyễn Ngọc Định thật nhiều rung cảm và sau đấy trên màn ảnh
cô Céline Dion cất tiếng chúc mừng thầy Nguyễn Ngọc Định trong bài Happy
Birthday
Hội
trường cảm động và vui vẻ với những lời giới thiệu tung đón của NDC & DVTH
và hình ảnh Céline Dion hát Happy birthday tặng thầy Nguyễn Ngọc Định. Nét mặt
người trưởng tràng và phu nhân Diệu Phương thật ngạc nhiên và rạng rỡ. Các anh chị đạo diễn trẻ ở Quebec rõ thật
khéo!
Trở lại chương trình, NDC nói về tình yêu học trò, trường xưa bạn cũ, lồng
trong khung cảnh lãng mạn ấy, ai trong chúng ta cũng không thể không nhớ đến sự
hi sinh của những người thầy dẫn dắt mình trong những năm tháng trung học hay ở
giảng đường đại học. Để đáp lại chân tình ấy, tam ca Hồng, Diệu, Phương hát bài
Người Thầy của Nhất Huy để tặng những người tận tụy với nghề giáo. Bài hát được
đệm với tiếng đàn guitare của VTK. Trước
khi dạo đàn, VTK đã dành một hai lời để tưởng nhớ đến những người thầy, anh đã
gặp trong quãng đời thư sinh và đặc biệt anh trân trọng nhấn mạnh sự kính trọng
của anh với hai thầy Nguyễn Ngọc Định và Trần Đình Khương.
....Tiếng hát của tam ca Hồng Diệu Phương, tiếng đàn của VTK thật ngọt ngào. Trong hội trường, có rất nhiều người dạy Cégep Université, ai ai cũng cảm động. Những người không đi dạy, cũng cảm thấy một cái ấm cùng kỳ lạ. Hay không phải là lời ca tiếng hát. Mà là cái tâm tình ấy, biết chọn bài và lời cảm ơn chân thành của những bậc con em. VTK là một nhà thơ lãng mạn, Đinh Thị Hồng là một người đầy nhiệt tâm. Kèm thêm những người trẻ của Québec, phải chăng là một móc nổi để sống dậy tình Laval...
Hội trường còn đang ngây ngất của cái tình cảm đầm ấm
ấy, thì chương trình lại tiếp tục với một màn đặc biệt hoạt cảnh Lý đất Giồng,
dân ca nam bộ, qua sự trình bày của Lưu Mỹ Vân và Lâm Quang Hồ.
Lưu Mỹ Vân (vợ của Lâm Ngọc Vân, cựu SV Suisse) là một khuôn mặt quen thuộc của Montréal. Chị là cháu của vũ sư Lưu Bình và cũng là chủ tịch của hội trống Lạc Việt. Còn Lâm Quang Hồ là em chị Lâm Hồng Hà. Anh học promo 71-74 – Économie. Lâm Quang Hồ, alias Xí Hồ, chưa bao giờ lên sân khấu, bị ông trưởng ban văn nghệ sắp xếp bài này, gửi link video bắt phải tập dợt. Anh rất stressed, tập ngày tập đêm trước họp mặt. Còn chị Lưu Mỹ Vân rất tự nhiên. Lúc diễn xuất, thật là ngộ nghĩnh vui vẻ, đôi trai gái trẻ tuổi, trong những bộ áo bà ba, áo nông phu, đã làm cả hội trường có những cái cười thật thích phú vô cùng.
Để tiếp nối cái bầu không khí vui vẻ ấy, NDC giới
thiệu phần trình diễn của một tài danh UDM. Trường Poly cũng không kém phần khởi
sắc, Lê Văn Ngàn hay Út Ngàn, nổi danh bài “Tình anh bán chiếu”, hôm nay hát một
bài vọng cổ thật vui tựa để Anh Hùng sợ vợ.
Hôm trước người phụ trách văn nghệ viết email hỏi anh thì anh Ngàn trả lời không nhớ tác giả. Anh chỉ nhớ 2 câu của bài “Anh hùng sợ vợ” và anh tự chế ra câu 6 để cho vui. Giọng ca vọng cổ của anh mùi, lời ca quá ngộ nghĩnh, cả hội trường cười ơi là cười! Bài vọng cổ của anh cũng đem lại cho Poly và bạn hữu liên trường một thống khoái vô chừng. Lê văn Ngàn vừa xuống sân khấu, rất nhiều anh trong hội trường cười nắc nẻ, biết ngay là các anh này cùng hội cùng thuyền với anh Út Ngàn. Ngay cả người MC cũng thế, từ 29 năm nay, từ ngày xuất giá đã phải tòng thê, Vợ nói một tiếng là chồng cứ riu ríu nghe theo. Nghĩa là ... Bước đi một bước lại vin áo nàng… Chẳng qua trót yêu nên mới lỡ làng
Nối tiếp chương trình, là song ca Hồng &
Huy trong bài “Hoa học trò” thơ Nhất
Tuấn, nhạc Anh Bằng.
Thi
sĩ Nhật Tuấn đã viết:
Ngây thơ em rủ anh raBảo mình nhặt phượng về nhà chơi chung
Hai tiếng hát Hồng & Huy thật dễ thương. Song ca cho ta nhìn lại những
ngày tháng Quốc Học & Đồng Khánh hay Chu Văn An & Trưng Vương.
Tiếp theo là diễn ngâm của chị Bùi Hoàng Ánh, một
khuôn mặt quen thuộc của Laval. Phải nói một câu: Học Laval mà không biết giọng
ngâm thơ của Hoàng Ánh là không phải người Đất Lạnh Tình Nồng. Một Hồng Vân, một
Hồ Điệp chưa chắc quyến rũ bằng giọng ngâm của Hoàng Ánh. Tối thứ bẩy, chị
ngâm bài “Nhớ Huế” của Tô Kiều Ngân với Hò mái nhì “Trước bến Vân Lâu”.
Bài thơ dài mà người ngâm lại nhớ rất rõ. Nghe Hoàng Ánh ngâm thơ, là khách mộ điệu biết là chị để cả hồn trong thơ. Văn nghệ Québec mà không có tiếng ngâm thơ của Hoàng Ánh là một thiếu sót vô ngần. Phải chăng tôi là người Laval lại vẽ vời cho người Laval. Không đúng. Những thân hữu của tôi ở Montréal, nghe giọng ngâm của chị BHA cho là trác tuyệt. Nói cho cùng, thì cảm quan của mỗi người mỗi khác. Cái hay hay không là vì mình trót thích cái cảm quan này rồi. Hoàng Ánh là một người rất nghệ sĩ. Hình như chị vẽ cũng rất giỏi và hát vọng cổ cũng khá mùi. Hôm văn nghệ bỏ túi thứ sáu, chị cho các bạn nghe mấy câu vọng cổ Dương Quí Phi trích đoạn An Lộc Sơn.
Màn thứ tư của Nhóm trẻ
Québec là màn trình diễn áo dài của 6 kiều nữ Québec Quỳnh Mai, Minh Phương, Diệu
Hiền, Monica Diệu, Marie Hồng, Kim Phượng và 2 kiều nữ Montréal Tố Quyên,
Bích Kiều.
Trong
lời giới thiệu của NDC, tiếng ngâm thơ của DVTH , những bài thơ trữ tình của Thế
Vũ và Võ Trung Khoa, nhạc đệm Lê Đại
Quang, tám kiều nữ trong 16 chiếc áo dài đã làm ngất ngây cả hội trường.
Trình diễn áo dài thì rất nhiều hội đoàn đã trình diễn áo dài. Nào là hội Nhớ Huế, Hội Phụ Nữ thể nhưng đây có lẽ là màn khá đặc biệt vì nó lồng trong khung cảnh lãng mạn của thơ văn. Phải nói rằng, màn nầy Võ Trung Khoa, Đinh Thi Hồng và Đặng Vũ thế Hiển đã bỏ rất nhiều tập luyện. Ngày thứ bẩy, cái hay không phải là áo dài, là nhạc và thơ. Cái hay là những người trẻ tuổi 48-50 như DTH & VTK và người 60-62, tuổi dậy thì như DVTH, đã nhiệt tình để hết tâm tình vào sự trình diễn.
VTK và DVTV đã dành nhiều thì giờ để làm nhiều vần thơ cho những chiếc
áo dài duyên dáng HM. Xin các bạn vào ĐL để đọc những sửa soạn và những vần thơ độc đáo này. Ngoài ra, còn có những văn thơ vui về Áo dài
Rwanda.... người mẫu trong mộng tưởng... chân đen không quần...
Trích bài thơ kết thúc c ủa trình diễn áo dài
Sân trường mơ dáng Quỳnh MaiPhượng ơi, mái tóc vẫn hoài tình xưa?Diệu Hiền còn mộng chiều mưa?Tố Quyên thuở ấy, tình vừa xôn xaoDiệu ôm gối mộng tình caoHồng tô duyên thắm, ngọt ngào tình xaKiều ơi, còn nhớ đến ta?Người nâng cánh Phượng, mơ tà áo mây……Hôm nay họp mặt về đâyTám cô kiều nữ, tình đầy như xưa...V.T.Kh
Trên écran sân khấu có hình
ba cô kiều nữ trong áo dài đỏ thật đẹp. Theo VTK, NDC cũng có mấy câu để tặng 3 cô Phượng,
Hồng, Li
Ba cô áo đỏ mơ màngNghiêng nghiêng mái tóc như nàng năm xưaLạy trời cho gió nổi mưaCho tôi theo gió đón đưa Phượng HồngNDC
Trở lại chương trình, là
anh Võ Đại Thiện (trước dạy học ở Laval) trong bài “Cho tôi lại từ đầu” của Trần
Nguyên Lộc trong nhạc đệm keyboard Lê Đại Quang.
Giọng Võ Đại thiện rất ấm, Anh hát theo ton Quang Dũng, Hội trường rất thích. Một tiếng hát của cựu SV. Anh quen với Võ Bách trước học Poly sau xuống Laval làm Master.
Tiếp đến là người ca sĩ nổi
tiếng của Montréal: tiếng hát Mai Thi rất
mạnh và quyến rũ. Cô hát bài “Sao đành xa em” của Nguyệt Ánh trong tiếng đàn
keyboard LDQ.
Kết thúc phần văn nghệ của
nhóm trẻ Québec là màn trình diễn đã gây ngạc nhiên cho hội trường của Psy và
nhóm Choi Choi Québec trong Gangnam Style.
... Psy phục phịch trong chiếc kính đen và mấy cô kiểu nữ sexy trong những cái quần short ngắn đã làm nóng bỏng hội trường vui nhộn không thể tả. Gây một thích thú cho tất cả những khán giả. They are really HOT .HOT... HOT. Khi xem màn này chắc nhiều người sẽ sợ là mấy anh 70, lại hát bài ,....70 là tuổi mới vào đời …. thì khốn khổ.
Sau đấy chương trình được
tiếp diễn với ba ban nhạc Trần Mộng Cương, Lê Đại Quang, Trần Viết Huy và hơn
18 ca sĩ Bùi Mỹ Trang, Ngọc Diệp, Bích Kiều , Tố Quyên, Trần Xuân Mai, Thiêm
Phú , Nguyễn Hân , Ngọc Diệp, Mai Thi, Lê Thu Hà, Bùi Xuân Mai, Lê Khắc Nghị,
Quỳnh Liên, Mỹ Hương, Vũ Phụng, Bùi Phụng và Trần Việt Huy và qua sự điều khiển
hấp dẫn và duyên dáng của 5 MC BMT, TNV, DVTH, BXM và QL.
Mỗi ca sĩ là một trình diễn khác nhau.Trình diễn đẹp trong đủ nhạc điệu Slow, Tango, Chacha, Bebop, Disco, Rumba, Disco, Twist , lôi cuốn người xem. Chương trình tuy dài nhưng gần 90 người đã ở đến giờ phút cuối- 01h15 - để nghe Ngọc Việt của Poly hát bài Stand by me với tiếng đệm đàn của TMC. Ngọc Việt cũng như Lê Văn Ngàn, Mai Thi đã làm rạng danh Poly.Nghe tin hành lang cho biết lúc đầu HM 2013 rất lúng túng trong vấn đề văn nghệ. Chủ trương là tìm những tiếng hát cựu SV để nối móc tình bạn hữu, nhưng sau vì có những anh chị xưa nay hay giúp văn nghệ họp mặt lại đi chơi xa, chưa liên lạc được với bạn bè, nên BTC chưa dám quả quyết là các cựu SV và bạn hữu giúp vui văn nghệ HM 2007 , 2011 lại nhận lời giúp vui văn nghệ HM 2013.
Đứng trước tình thế khó khăn ấy,
có một số ý kiến mời một ban nhạc và ca sĩ nhà nghề đến giúp vui văn nghệ HM.
Sau đấy, đa số thành viên BTC thấy ban nhạc nhà nghề đòi thù lao không thích hợp
với chương trình của HM và nhất là cái tinh thần văn nghệ họp mặt cựu SV quí ở
cho tinh thần retrouvaille, nên đã quyết định tìm một đường hướng khác. NDC được
đề nghị làm trường ban văn nghệ để mời các cựu sinh viên và thân hữu đến giúp
vui văn nghệ HM. Trong chiều hướng ấy, NDC đã mời 3 nhạc sĩ : (a) TMC (cựu SV
Laval - đang đi du lịch ở VN), (b) Trần Việt Huy (cựu SV Belgique - đã giúp vui
cho văn nghệ HỌP MẶT LIÊN TRƯỜNG Laval-Poly tổ chức ở Montreal năm 2006), Lê
Đại Quang (một nhạc sĩ tài hoa hay giúp vui cho cựu Chu Văn An và các hội đoàn Montréal).Trước
lời mời thành khẩn của NDC, cả ba anh TMC, TVH va LDQ đều nhận lời giúp vui văn
nghệ, và dĩ nhiên những bạn của họ cũng hăng hái chấp nhận.
Xin mở một dấu ngoặc về ban nhạc TMC, lúc đầu, khi BTC Họp mặt 2013 có
nhã ý mời anh chị TMC & BMT tham dự phần văn nghệ, anh chị ấy đang ở VN nên
đã không liên lạc được. Khi trở về thì Nguyễn Đình Cường có gọi phone mời, anh
chị đã thành thật nói là BTC đã mời được các anh Lê Đại Quang và Trần Viết Huy
giúp rồi thì xin cho họ tới dự thôi mà không làm văn nghệ, vì theo anh TMC, chương
trình văn nghệ không nên dài, và 2 nhạc sĩ phụ trách là đã quá đủ rồi. Tuy
nhiên NDC nói rằng trong những kỳ Họp mặt trước, ban nhạc TMC đã giúp, và trong
2 năm 2007 và 2011 đã được mọi người apprécié. Hơn nữa theo anh NDC, ban văn
nghệ TMC đa số cũng liên quan đến cựu sinh viên Laval như Tố Quyên (promo 84-89
Laval), Mỹ Hào (vợ Mạch Tấn Bửu - promo 71-75 Laval), Xuân Mai (vợ Trần Minh
Dũng -promo 68-72 Laval), Ngọc Việt (promo 70-74 Poly) và vợ chị Ngọc Diệp, và
Trang & Cương (promo 70-74 Laval). Trước những lời nói chân tình của NDC, gánh hát cựu SV TMC & BMT đã không thể nào từ chối được.
Tóm tắt, chương trình văn nghệ dài hơn 5 tiếng đồng hồ, ngoài phần ôn lại kỷ niệm cũ của các cựu
sinh viên, đã có thêm những tiết mục Ngâm thơ, vọng cổ, dân ca Nam bộ, trình diễn
áo dài truyền thống VN, ca hát và nhiều tiết mục khác và CD khiêu vũ của hơn 45
anh chị cựu SV và thân hữu đóng góp.
Như phần trên đã viết, đọc dư
âm họp mặt của Lộ Công, Đỗ Đức Viên, Phạm Thị Thanh, Tô Thu Hà, Ngô Quang Thắng,
Đinh Thị Hồng, Phạm Cơ, Bùi văn Tâm, Bùi Hoàng Anh, Trần Thanh Toàn, Phạm Đỗ
Chí, NDV, BMT, TQ, MH và các anh chị khác thấy ai cũng luyến lưu họp mặt.
Theo ý kiến cá nhân người
viết, dù gặp phải những khó khăn, văn
nghệ HM 2013 đã đạt được sắc thái quyến rũ của cái tình
trải rộng của những đồng môn cũ muốn chia xẻ một quãng đời niên thiếu dưới mái
trường đại học thân yêu.
Viết những giòng này, người
viết mong các anh chị em SV và thân hữu tìm được một sự nồng ấm nào đó của ngày
tháng cũ. Một niềm hi vọng đã vươn lên là có những người trẻ tuổi sẽ nối tiếp
Họp mặt 1997, 2007, 2013 để tình bằng hữu mãi mãi trong chúng ta.
Nguyễn Đình Cường
Dư âm và kỷ niệm.
2013-08-18 & 2013-09-06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét