Tôi lấy
chuyến bay American Airlines từ Paris về New York sáng 11/9/2001. Tôi vẫn bị
khó ngủ trên những chuyến bay xa, nên chập chờn không biết mình có đang ngủ hay
không, dù hôm trước ở Paris
đã có nhiều ly rượu vang Pháp dễ làm say ngủ. Buổi trưa ăn bữa cơm dài bốn
tiếng để nói chuyện với hai người bạn. Hiệu ăn Ngọc Xuyến, nơi chúng tôi ngồi
với các món nổi tiếng như phở và bánh giò, chiều khách nhưng cũng cần đóng cửa
lúc bốn giờ. Chúng tôi phải chạy sang tiếp tục câu chuyện cho tới sáu giờ ở một
quán cafe đầu phố. Rồi chạy ra xem vườn Luxembourg vào đầu thu để chụp vội vài
bức hình kỷ niệm cho chuyến đi Paris ngắn này. Sau đó vợ chồng một người bạn
khác rủ đi ăn bữa cơm tối chia tay với vài ly vang đỏ ở Chez Papa, một hiệu nổi
tiếng ở quận 14.
Chỉ
mười phút sau, tiếng người phi công trưởng lại vang lên trên loa: “Vì nhu cầu
khẩn cấp, chúng tôi được lệnh phải đáp xuống trong 15 phút nữa ở phi trường gần
nhất là Halifax, một hòn đảo thuộc vùng Nova Scotia của Canada. Mời quý vị hành
khách buộc chặt dây lưng an toàn để sửa soạn đáp.” Chỉ một câu nói giản dị,
không có đe dọa cấp thời đến chiếc máy bay hay sự an toàn của hành khách, nhưng
cảm tưởng bất an, bồng bềnh không chắc chắn vẫn tràn ngập đám hành khách, làm
cho mười lăm phút chờ đợi thật dài và hồi hộp. Những biện pháp an toàn được
công bố nếu lúc đáp có gì trục trặc, vì có hơn 50 máy bay lớn khác cũng đáp
xuống ở đây. Vì đây là phi trừơng nhỏ chỉ có ít cầu thang cho hành khách ra
khỏi phi cơ nên sẽ phải đợi lâu trên máy bay, kể cả thì giờ đợi làm thủ tục an
ninh nhập nội cho gần 8000 hành khách bỗng dưng bị “kẹt” ở đây.
Các âu
lo trằn trọc của cuộc sống vật chất hàng ngày trở thành vô nghĩa. Niềm bất ổn
trong cái sắc không của cuộc đời chợt chớm trong ý nghĩ. Chúng tôi nhìn nhau cố
tạo một nụ cười lịch sự, ân cần với nhau hơn lúc mới lên máy bay ai nấy loay
hoay tranh dành kiếm chỗ để hành lý trong các ngăn trên đầu. Gửi lời hẹn gặp
lại nhau ngày mai một cách lạc quan dù chưa biết sẽ đi đâu và tình hình sẽ biến
chuyển ra sao bên Mỹ.
Giữa
cơn mơ màng nửa tỉnh nửa mê, tôi chợt thức giấc vì nghe giọng nói căng thẳng
của người phi hành trưởng qua loa phóng thanh: “Chúng tôi xin báo một tin khẩn
cấp và không vui vừa xảy ra ở Mỹ. Có hai chuyến máy bay từ Boston bị không tặc
cướp và cho đâm thẳng vào hai tòa nhà của World Trade Center ở New York City,
và một chuyến khác cũng bị không tặc cướp sau khi cất cánh ở phi trường Dulles
thuộc khu Washington D.C. và cho nổ lúc đâm vào Pentagon. Ngoài ra nguồn tin
khác chưa được xác nhận rõ là một chiếc máy bay thứ tư khác cũng bị cướp sau
khi cất cánh ở Newark để đi San Francisco và bị nổ ở một vùng ngoại ô của thành
phố Pittsburgh.”
Tôi
hoảng hốt ngồi chồm dậy, không tin ở tai mình, nhìn sang người hành khách bên
cạnh và hỏi: “Tôi vừa nghe loáng thoáng về chuyện động trời không tặc cho nổ
máy bay ở New York City và Washington D.C., không biết tai tôi có nghe đúng hay
không?” Ông hành khách đó gật đầu và làm tôi tỉnh ngủ hẳn: “Ông đã nghe rất
chính xác!” Ít phút sau, chúng tôi đều lắng nghe các bản tin cập nhật hóa tình
hình an ninh ở Mỹ từ người phi công trưởng. Ông này cho biết thêm máy bay của
chúng tôi không được phép đáp xuống New York vì các phi trường ở Mỹ đều trong
tình trạng hỗn loạn và phần lớn phải đóng cửa vì lý do an ninh. Máy bay chúng
tôi sẽ phải sang Canada và đáp xuống Montreal hay Toronto trong một tiếng rưỡi
nữa. Mọi người trong máy bay nhìn nhau im lặng, ngay cả dò xét xem có gì lạ ở
các người hành khách khác để kịp báo động. Ai cũng cố giữ bình tĩnh, nhưng nét
lo âu lộ rõ trong ánh mắt. Ai cũng cố dùng điện thoại Aircom gọi xuống đất hỏi
thêm tin tức để báo cho nhau và bàn luận trong máy bay, nhưng phải chờ khá lâu
vì hệ thống điện thoại cũng bị đình trệ.
Lúc đó
là 1 giờ 30 trưa, giờ này đáng nhẽ chúng tôi đã được đáp xuống phi trường
Kennedy ở New York. Nhưng qua các mẩu tin lượm lặt qua điện thoại, khu
Manhattan chung quanh World Trade Center đang trải qua cảnh địa ngục với hai
tòa nhà lớn đã bị sụp xuống và xe cộ chung quanh bốc cháy. Tin mới cho biết các
phi trường của Mỹ và các quốc gia Tây Âu đều đóng cửa. Riêng Canada cũng đóng
cửa biên giới với Mỹ để tránh bị nhóm khủng bố xâm nhập. Như vậy là hết hy vọng
cho chúng tôi tìm phương tiện về một tỉnh lớn hơn như Montréal rồi từ đó lái xe
về các tỉnh miền đông nước Mỹ. Mọi người lại cố dùng điện thoại di động để gọi
về gia đình hay nhiệm sở báo tin sắp đáp xuống Halifax và hỏi thêm tin bên Mỹ.
Rồi những
phút chờ đợi đó cũng qua đi, máy bay đáp xuống phi đạo và chúng tôi nhìn thấy
hàng dài những máy bay đã xuống trước, nối đuôi nhau như trong một bãi parking
đang kẹt xe. Lúc bánh phi cơ vừa đụng mặt đất, ai nấy thở phào nhẹ nhõm và vỗ
tay khen ngợi sự bình tĩnh và chăm sóc ân cần của phi hành đoàn chuyến AA 45,
nhất là nhóm tiếp viên vẫn luôn nở nụ cười với các ly nước tiếp liền tay. Rượu
và cafe hay trà đã không được rót từ lúc có tin lộn xộn để tránh làm hành khách
thêm cảm xúc hay bị khích động. Trong tình trạng đó, chúng tôi đã phải ngồi
liền tám tiếng trong máy bay. Cuối cùng, khi đêm đã xuống, máy bay “taxi” tiến
dần vào chỗ đậu, nhìn ngọn hải đăng Halifax qua cửa sổ máy bay sao thấy buồn và
cô đơn kinh khủng, lại nghe thêm các tin tức qua điện thoại từ bạn bè hay thân
nhân là các trường học và văn phòng đều đóng cửa ở Washington và New York. Tôi
cũng sốt ruột vì phải về dạy lớp ở
American University vào ngày sau. Rồi lại có cả tin TT Bush
đã cho máy bay thả bom ở Afghanistan (về sau mới biết đây là tin thất thiệt!)
làm cho không khí thêm nặng nề.
Bất
chợt tiếng người phi công trưởng báo tin hành khách sắp được xuống phi cơ, ai
cũng vui mừng vì đã nghĩ đến trường hợp phải ngủ qua đêm trên máy bay. Chúng
tôi được báo thêm đêm nay sẽ trú trong một khu triển lãm đóng cửa hay trường
học bỏ trống, và các phương tiện sẽ do hội Hồng Thập Tự địa phương xếp đặt.
Hành khách rộn rịp tay xách nách mang các hành lý cá nhân, còn vali nặng thì bỏ
lại trong khoang hành lý, với hy vọng được sớm bay về cái “thiên đường nhỏ” của
mình ngày mai!
Tôi thò
đầu ra khỏi máy bay, gặp ngay cơn gió mới chớm thu của
Canada nhưng đã lạnh rùng mình. Welcome to Halifax với những ngọn đèn tù mù! Welcome to Canada! Xứ láng giềng thanh bình của Hoa Kỳ, được cơ
quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp hạng trong nhiều năm là xứ đáng sống
nhất với sự phát triển kinh tế xã hội thăng bằng và ít tội phạm hay bất công xã
hội, vẫn được nhà văn Trà Lũ ở Toronto, cũng là thầy giáo Anh văn ở CVA của tôi, ca tụng hết lời là
“thiên đàng hạ giới.”
Cách đây nhiều năm tôi đã tốt nghiệp tại trường Laval ở Quebec, và nhờ đó tôi đã biết rất rõ lòng tử tế và tính hiếu khách của những người bạn xứ này. Thuở đó, lúc tốt nghiệp và sang Mỹ học tiếp, tôi vẫn tiếc chưa có dịp đi chơi thăm Halifax. Ai ngờ đây là cơ hội tôi thăm hòn đảo du lịch này, trong một tình huống khá éo le!
Cách đây nhiều năm tôi đã tốt nghiệp tại trường Laval ở Quebec, và nhờ đó tôi đã biết rất rõ lòng tử tế và tính hiếu khách của những người bạn xứ này. Thuở đó, lúc tốt nghiệp và sang Mỹ học tiếp, tôi vẫn tiếc chưa có dịp đi chơi thăm Halifax. Ai ngờ đây là cơ hội tôi thăm hòn đảo du lịch này, trong một tình huống khá éo le!
Khi
đoàn xe bus chở chúng tôi đến chỗ tạm trú ở Exhibition Park thì đã gặp ngay
quang cảnh rộn rịp với nhiều người đã đến trước. Nhóm chúng tôi được xếp chỗ
ngủ dưới đất trong khu triển lãm rộng nhưng khá lạnh vì các cửa hở có gió mạnh
thổi vào. Cái “bao ngủ” và tấm chăn lớn cũng chưa đủ ấm vì tôi không đem theo
áo len. Tôi trằn trọc không ngủ được, bỏ ra phòng đợi có máy sưởi và các ly trà
nóng ấm áp hơn, và theo dõi tin tức của đài CNN để xem lại các hình ảnh khủng
khiếp ở khu World Trade Center mà tin tức đã nghe nói lúc ban ngày. Cũng không
quên được cô em đã ân cần mua cho tấm thẻ điện thoại trả trước để có dủ phương
tiện liên lạc trong mấy hôm với bạn bè người thân.
Bên
những xúc động vì các cảnh tang thương của New York và Washington D.C., tôi
cũng tìm lại được vài hình ảnh quen thuộc đã thấy (déjà vu) của tháng 4 năm
1975 lúc tôi cũng đã xin làm tình nguyện (volunteer) cho Hội Hồng Thập Tự để
giúp những người di tản ở Camp Pendleton (California) bên Mỹ. Bây giờ, tôi ở
trong hoàn cảnh “tị nạn” do cuộc khủng bố ở Mỹ và cũng được những tình nguyện
viên Hồng Thập Tự ở Halifax giúp đỡ lại. Sự ân cần tử tế của những người địa
phương này làm tôi cảm động. Nhưng tôi còn xúc động hơn khi cảm nhận mãnh liệt
mối “nợ đồng lần” trong thiên hạ, triết lý đã được học thuở nhỏ là khi mình
giúp một ai thì có ngày sẽ được kẻ khác đáp lại.
Đêm dài
Halifax lạnh lẽo hầu như thức trắng rồi cũng qua. Buổi sáng thức dậy với bữa ăn
nóng đầy đủ và sự ân cần của nhóm người tình nguyện. Nhưng hình ảnh khó quên
nhất là những người dân địa phương đang xếp hàng chờ tìm những người trong trại
muốn đi ra ngoài để mua bán hay chở về nhà họ tắm rửa vì không có nhà tắm ở khu
tạm trú này. Tôi cũng ghi tên đi về nhà của một gia đình địa phương với cặp vợ
chồng và ba người con hiếu khách. Tắm shower xong tôi tỉnh táo hẳn để tính
chuyện tìm phương tiện rời Halifax về lại Mỹ. Buổi chiều tôi lại được gặp một
anh bạn trẻ khác chở xe đi dùng Internet liên lạc với người quen và ăn tối. Sau
đó tôi kiếu từ về sớm để đợi gặp Philip Campbell, người đại diện hãng Swiss Air, xin gia nhập đoàn
hành khách 100 người sẽ ra đi trong đêm bằng phương tiện thuê riêng. Chúng tôi
thức dậy lúc bốn giờ sáng thứ năm 13/9 để sửa soạn ra xe bus đi hai tiếng đến
Yarmouth là chỗ đáp một tầu thủy du lịch chở đi Portland thuộc tiểu bang Maine.
Sau 11
tiếng lênh đênh trên biển - càng tô đậm thêm cái cảm giác lênh đênh bất định do
các biến động lớn mang lại - tàu cập bến Portland. Sau khi lên bờ, chúng tôi
lên ba chiếc xe bus chờ sẵn trực chỉ Boston. Đến Boston lúc 11 giờ đêm, tất cả
chia tay. Tôi xiết chặt tay Philip để cám ơn. Sau đó ngủ qua đêm trong một
khách sạn ở Boston để sáng hôm sau đáp xe lửa về Washington D.C. Tôi như qua
một giấc mơ dài khi về đến “thành phố nhà” lúc hai giờ trưa thứ sáu 14/9, mừng vui nhìn
thấy lại "giang sơn" Potomac
êm đềm, chấm dứt chuyến đi kéo dài tổng cộng hơn 30 tiếng từ hòn đảo Halifax
của Canada đến thủ đô nước Mỹ bằng nhiều phương tiện khác nhau mà trong lúc
bình thường chắc không ai có thể nghĩ tới. Nhớ lại nỗi vất vả lên bến xuống
thuyền của hai ngày qua, tôi thấy như mình đang sống trong tình trạng chiến
tranh. Mà thực tế hình như quả đúng như thế thật.
Về nhà
vẫn nhớ mãi hai ngày chớm thu
tạm trú ở Halifax, cũng gợi nhớ những mùa
thu trước của Québec.
Nhưng đêm đầu
lạnh lẽo đó ở Halifax khác xa cảnh rực rỡ của những
hàng đèn đại lộ Champs-Elysées hay khách sạn 4 sao của Paris hoa lệ mà tôi vừa
rời hôm trước. Mới đêm hôm trước, tôi còn ở trong một thế giới khác, thế giới
sáng trưng của an bình chắc chắn và những giấc mộng đẹp, mà đêm hôm sau nằm trên
nền đất đã trằn trọc không ngủ được trong cái lạnh của trại tạm trú, với hình
ảnh tang thương đổ vỡ của một New York vốn đầy những building chọc trời cứ luẩn
quẩn trong đầu. Hình như lần đầu tiên tôi chứng nghiệm một cách thiết thân tính
chất vô thường của mọi sự ở đời.
Nhưng
Halifax đối với tôi mới là cuộc đời thật sự, vì tôi đã gặp ở hòn đảo tối tù mù
đó sự ấm áp của tình người trong cơn khủng khiếp đầy tang tóc của hoạn nạn. Xin
cám ơn vùng đảo nhỏ, cám ơn Canada với những người dân hiếu khách đầy ân tình
đã cho tôi chỗ an trú tinh thần, làm chỗ tựa vững chãi cho chút ý nghĩ giác ngộ
mới chớm nở đêm đó về ý nghĩa thật của cuộc sống. Thỉnh thoảng trong nỗi nhớ
mùa thu Canada, hai ngày ở Halifax vẫn cho tôi một kỷ niệm sâu đậm khó quên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét